Những cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng thân thiết

Khách hàng một nhân tố quan trọng mỗi Doanh Nghiệp. Nhưng để khiến khách hàng gắn bó với doanh nghiệp hay nói cách khác là trở thành khách hàng thân thiết thì đây mới là vấn đề thiết yếu. Vậy khách hàng thân thiết là gì? Những cách nào để xây dựng được mối quan hệ với khách hàng thân thiết?

Trang chủ » Blog » Những cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng thân thiết
Quản lý khách hàng, khách hàng thân thiết, khách hàng trung thành
Quản lý khách hàng, khách hàng thân thiết, khách hàng trung thành

I. Khái niệm mối quan hệ với khách hàng

  • Những mối quan hệ là yếu tố không thể thiếu trong việc xây dựng thương hiệu. Cho dù bạn đã có tập đối tượng mục tiêu được xác định rõ nhưng nếu doanh nghiệp của bạn bỏ qua các nhu cầu cơ bản và không cần thỏa mãn nhu cầu của họ, họ vẫn sẽ ra đi. Khách hàng biết họ muốn gì và nếu họ không nhận được, họ sẽ chọn những đối thủ cạnh tranh của bạn để hợp tác.
  • Đừng để khách hàng rời bỏ thương hiệu doanh nghiệp của bạn. Thay vào đó, hãy tìm hiểu sâu hơn một chút và cung cấp cho họ một cái gì đó đặc biệt. Và “một cái gì đó ở đây” có nghĩa là một mối quan hệ với khách hàng.
Phần mềm quản lý nhà thuốc, quản lý nhà thuốc, phần mềm quản lý bán hàng, quản lý bán hàng, hệ thống bán hàng

II. Vì sao doanh nghiệp phải xây dựng mối quan hệ với khách hàng?

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần thiết phải xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng của mình bởi một số những lý do cơ bản như sau:

  • Phát triển mối quan hệ lâu dài với các đối tượng khách hàng hiện tại và khách hàng cũ giúp tiết kiệm chi phí và thời gian hơn rất nhiều cho doanh nghiệp so với việc tìm kiếm khách hàng mới.
  • Tìm ra những cách để xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng thân thiết chính là cách để doanh nghiệp nhanh chóng tìm ra thị trường tiêu thụ đầu ra cho các sản phẩm, dịch vụ đồng thời thu về lợi nhuận và nguồn vốn bỏ ra để tiếp tục đầu tư và phát triển các dự án lớn hơn.
Quản lý khách hàng, khách hàng thân thiết,
Quản lý khách hàng, khách hàng thân thiết,

III. Khách hàng thân thiết là gì? 

  • Khách hàng thân thiết là những người trung thành với thương hiệu của Doanh Nghiệp hoặc dựa trên một số hình thức như: mức độ đánh giá tin cậy, số lượng mua,…
  • Lòng trung thành của khách hàng là thước đo khả năng khách hàng có thể sử dụng sản phẩm, dịch vụ lặp lại với một công ty hoặc thương hiệu. Đó là kết quả của sự hài lòng của khách hàng, trải nghiệm tích cực của khách hàng và giá trị tổng thể của hàng hóa hoặc dịch vụ mà khách hàng nhận được từ Doanh nghiệp.
Quản lý khách hàng, khách hàng thân thiết,
Quản lý khách hàng, khách hàng thân thiết,

IV. Những cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng thân thiết một cách hiệu quả

1. Trân trọng từng mối quan hệ với từng khách hàng thân thiết

  • Ai cũng muốn vấn đề của mình là quan trọng nhất, khi khách hàng của bạn gặp phải vấn đề, bạn không nên để khách hàng phải chờ đợi trong những lần hẹn và có khả năng ứng biến trước những tình huống xấu một cách chuyên nghiệp.
  • Một cách đơn giản để có thể tạo thiện cảm cho khách hàng là hãy chú tâm vào phong cách ăn mặc của bạn khi gặp khách hàng.
  • Ví dụ, hãy tưởng tượng bạn là một đại diện bán hàng kêu gọi một người giám sát nhà máy. Bạn đang mặc  a một bộ đồ vest hàng hiệu bóng nhoáng. Trong khi đó, người giám sát đã làm việc trên sàn cả ngày; ông mặc quần jean, áo sơ mi nỉ đã mòn, và đi ủng. Sự khác biệt về ngoại hình của bạn có thể làm cho anh ta cảm thấy khó chịu và thậm chí có một chút bực bội.
  • Một nguyên tắc nhỏ là chỉ mặc đẹp hơn 1 chút so mới người bạn định gặp gỡ. Bất cứ khi nào có thể, hãy tìm hiểu về điều này trước. Nếu bạn đến và thấy rằng bạn đang quá chải chuốt, bạn có thể nhanh chóng  “bớt đẹp đi”  bằng cách cởi áo khoác của mình hoặc xắn tay áo của mình lên.

2. Tạo cho khách hàng cảm giác đặc biệt 

  • Một khách hàng sẽ trở thành khách hàng thân thiết nếu họ được sử dụng những sản phẩm, dịch vụ tốt từ phía doanh nghiệp của bạn. Vì thế, muốn giữ chân khách hàng và duy trì được mối quan hệ với khách hàng thì doanh nghiệp hãy cung cấp cho họ những dịch vụ VIP, chất lượng tốt.
  • Khi khách hàng được sử dụng sản phẩm, dịch vụ tốt tương xứng với số tiền mà họ bỏ ra thì họ sẽ cảm thấy hài lòng hơn. Ai mà chẳng muốn mình được sử dụng những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất, chất lượng nhất. Vì thế, nếu doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm, dịch vụ chất lượng thì đương nhiên sẽ có thể giữ chân được khách hàng.
  • Hoặc có thể xưng hô với họ bằng tên riêng để cuộc trò chuyện trở nên gần gũi hơn. Và quan trọng đó là giữ lịch sự trong quá trình giao dịch kể cả là khách hàng cũ hay mới.

3. Giữ thái độ tích cực trong suốt quá trình

  • Một dịch vụ tốt không chỉ ở khâu bán hàng, chăm sóc khách hàng sau bán mà còn thể hiện ở thái độ phục vụ trong suốt quá trình khách hàng mua sản phẩm và sử dụng dịch vụ.
  • Là người kinh doanh, bạn hãy nhớ rằng thái độ phục vụ ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng cũng như quyết định mua hàng của khách hàng. Vì thế, trong quá trình tư vấn cho khách hàng hãy luôn giữ thái độ tích cực, hãy luôn vui vẻ để khách hàng cảm thấy thoải mái.
  • Là khách hàng, họ sẽ cảm thấy thoải mái khi mua sắm hoặc sử dụng dịch vụ tại nơi có nhân viên chuyên nghiệp, luôn tươi vui và có thái độ tích cực đối với khách hàng. Đây cũng thường là thước đo để khách hàng đánh giá mức độ hài lòng và đánh giá sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp.
Mối quan hệ cá nhân, bạn bè, đồng nghiệp
Mối quan hệ cá nhân, bạn bè, đồng nghiệp

V. Chiến lược xây dựng mối quan hệ với khách hàng thân thiết

1. Dành sự quan tâm hàng đầu cho đội ngũ nhân viên của bạn

  • Khách hàng sẽ không bao giờ yêu thích một công ty mà ngay cả những người nhân viên không yêu thích công ty đó.
  • Trong thực tế, nhân viên của bạn chính là những người chịu trách nhiệm trực tiếp kết nối với khách hàng, họ chính là sứ giả truyền tải những giá trị thương hiệu của bạn
  • Nếu bạn tạo ra được môi trường làm việc hạnh phúc cho nhân viên, những trải nghiệm tốt đẹp đó chắc chắn sẽ đọng lại trong tâm trí họ và nhanh chóng lan tỏa đến khách hàng. Ngược lại, khi nhân viên không yêu thích công việc hoặc mang cảm xúc tiêu cực, điều đó sẽ lập tức tác động đến trải nghiệm của chính các thượng đế của bạn đấy.
  • Hãy nhớ rằng, nhân viên sẽ mang đến cho khách hàng những điều tương tự mà bạn dành cho họ.
Quản lý Khách hàng trong Phần mềm quản lý bán hàng
Quản lý Khách hàng trong Phần mềm quản lý bán hàng

2. Sử dụng công cụ quản lý quan hệ khách hàng CRM

  • CRM là công cụ quản lý khách hàng được thiết kế để tối ưu hoạt động quản lý quan hệ khách hàng cho doanh nghiệp. CRM là một công cụ cực kỳ hiệu quả giúp ghi lại các sở thích của khách hàng, cách chi tiêu của họ và những thông tin cá nhân khác độ tuổi, giới tính, vị trí sinh sống. Phần mềm này sẽ cho phép bạn xây dựng hồ sơ rất chi tiết về thị hiếu, nhu cầu và thói quen mua hàng của họ.
  • Hệ thống CRM có thể nâng cao lợi ích cho doanh nghiệp của bạn bằng cách giúp bạn tập trung, tối ưu hóa các giao tiếp với khách hàng, thông qua các tính năng như:
    • Quản lý tương tác
    • Báo cáo giao dịch bán hàng
    • Bảng điều khiển
    • Xuất hóa đơn
    • Email marketing
    • Các cuộc gọi đến khách hàng
    • Các ứng dụng tích hợp
Thu hút khách hàng, Quản lý khách hàng, liên hệ chăm sóc khách hàng

3. Nỗ lực vượt qua sự kỳ vọng của khách hàng

Đây là câu chuyện xảy ra với một khách hàng của Amazon một vài năm về trước

  • Khi dịp Lễ Giáng Sinh sắp đến gần, có một người cha muốn gây bất ngờ bằng việc đặt một bộ trò chơi Play Station làm quà tặng cho con trai mình. Gói hàng được chuyển đến nhưng gia đình lúc đó không có ai ở nhà, một người hàng xóm tốt bụng đã ký nhận thay người cha và đặt nó trước hiên nhà. Thế rồi đột nhiên gói hàng mất tích một cách bí ẩn.
  • Người cha hết sức bối rồi không biết làm như thế nào khi Giáng Sinh đã đến gần, và các bạn có biết Amazon đã làm gì trong trường hợp này không?
  • Họ đã gửi cho người cha một chiếc Play Station mới tinh và hoàn toàn MIỄN PHÍ, thậm chí ông ấy còn không cần phải trả tiền phí vận chuyển, và món hàng đã được chuyển đến kịp tay cậu con trai ngay trước Lễ Giáng Sinh.
  • Hãy luôn chủ động cải tiến trải nghiệm của khách hàng tốt lên từng ngày một, nó sẽ tạo một ấn tượng sâu đậm trong tâm trí họ, gây dựng sự uy tín, và định hình rõ thương hiệu của bạn trên thị trường.
  • Hãy hành động, chỉ có hành động mới tạo nên sự khác biệt.
tiếp thị truyền thông xã hội, mạng xã hội, tiếp thị qua mạng xã hội, social media marketing,
tiếp thị truyền thông xã hội, mạng xã hội, tiếp thị qua mạng xã hội, social media marketing,

4. Xây dựng hệ thống kết nối đa kênh

  • Với sự phát triển của công nghệ, số lượng các kênh giao tiếp cũng tăng theo cấp số nhân. Các doanh nghiệp hiện tại nên có một hệ thống đa kênh để giao tiếp với khách hàng, bao gồm cả ngoại tuyến và trực tuyến (offline và online).
  • Khách hàng cần cảm thấy thoải mái và dễ dàng khi tiếp cận với bạn, vì vậy hãy giải thích một cách thật rõ ràng về những cách mà họ có thể tiếp cận với bạn, thông qua hotline, website, mạng xã hội, địa chỉ liên hệ v.v…Bạn cũng nên quan tâm đến việc tập khách hàng mục tiêu của mình ưa thích cách thức liên hệ như thế nào để mang lại cảm giác tích cực, dễ hiểu và nhất quán cho họ nhé.
Liên hệ chăm sóc khách hàng, tiếp cận khách hàng

5. Cá nhân hóa mối quan hệ khách hàng

  • Ngày nay, khách hàng mong chờ những kết nối đích thực từ các thương hiệu khiến họ cảm thấy bản thân là người có giá trị. Muốn giữ cho khách hàng cảm thấy hài lòng, các doanh nghiệp cần phải thấu hiểu cá tính và đáp ứng dịch vụ phù hợp với từng tính cách cá nhân một. Thống kê cho thấy, các tổ chức theo đuổi kiểu chiến lược này có doanh thu vượt trội hơn so với những công ty còn lại.
  • Hãy làm cho khách hàng thấy bạn thực sự quan tâm đến họ chứ không chỉ đơn thuần xem họ là một người mua hàng, chắc hẳn bất cứ ai cũng sẽ cảm thấy thích thú khi nhận được những lời chúc mừng sinh nhật từ thương hiệu mà mình yêu thích, sự thấu hiểu của nhân viên tư vấn khi giới thiệu cho họ những sản phẩm thật sự phù hợp, hay những lời thăm hỏi đến tình hình sức khỏe gia đình.
  • Xem khách hàng như những người bạn thân thiết, và bạn sẽ chiếm được trái tim của họ.
Quản lý khách hàng, khách hàng thân thiết, khách hàng trung thành
Quản lý khách hàng, khách hàng thân thiết, khách hàng trung thành

VI. Chương trình khách hàng thân thiết là gì?  

  • Chương trình khách hàng thân thiết, còn gọi là chương trình tặng thưởng, là một hoạt động thưởng cho khách hàng khi mua hàng nhiều lần từ một doanh nghiệp. Thông thường, khách hàng nhận được những thứ miễn phí dưới dạng phần thưởng sau một số lần mua hàng hoặc các khoản chiết khấu cho một số mặt hàng.
  • Các chương trình khách hàng thân thiết có nguồn gốc từ thế kỉ 17 khi khách hàng được tặng các đồng xu mỗi lần ghé vào mua hàng. Khách hàng có thể đổi những đồng xu này thành các mặt hàng miễn phí trong tương lai.
  • Theo báo cáo, khách hàng ở Châu Á Thái Bình Dương tham gia chương trình khách hàng thân thiết cũng cho rằng chương trình ưu đãi dành cho khách hàng trung thành có thể khiến họ mua thường xuyên hơn và mua nhiều hơn của thương hiệu đó, ở mức 78% so với 72% tương ứng. Theo báo cáo, Việt Nam và New Zealand có tỷ cao nhất về việc khách hàng tham gia ít nhất một hoặc nhiều chương trình khách hàng thân thiết với 84%, tiếp theo là Úc (83%), Nhật Bản (79 %) và Malaysia (77%).
  • Bằng cách tặng thưởng trên những tương tác của khách hàng, bạn có thể tăng độ trung thành của họ cũng như đảm bảo được sự tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp. Cơ chế cơ bản của chiến lược này đó là: khách hàng càng trung thành, phần thưởng dành cho họ càng lớn.
Quản lý khách hàng, khách hàng thân thiết, khách hàng trung thành

1. Chương trình tích điểm

  • Chương trình tích điểm tập trung vào yếu tố cốt lõi đó là: khách hàng mua càng nhiều thì số điểm nhận được càng cao.
  • Cách tính điểm rất đơn giản: Khách hàng sẽ nhận được 10 điểm cho mỗi 100.000đ tiêu dùng tại các cửa hàng bán lẻ/trang mua sắm online, và 5 điểm khi tiêu dùng tại các cửa hàng outlet. Điểm này có thể dùng để thanh toán trong những lần tiếp theo.
  • Ngoài ra, giúp người dùng quản lý điểm, mua sản phẩm mới, xem tình trạng điểm, nhận quà tặng…
  • Bằng phương pháp này, chúng ta có thể tăng mức chi tiêu trung bình của khách hàng, từ đó thúc đẩy họ đầu tư nhiều hơn vào nhãn hàng của mình và ít khả năng sẽ chuyển sang các sản phẩm của đối thủ.

Lưu ý:

Cần phải tích hợp điểm cho cả hệ thống cửa hàng online và offline. Điểm cần phải dễ hiểu và dễ tính toán (VD: 10.000đ tương ứng với 1 điểm). Như vậy thì khách hàng với nhanh chóng nhìn thấy lợi ích của mình mà không phải tính toán quá nhiều mỗi khi mua một sản phẩm.

Quản lý khách hàng, khách hàng thân thiết,
Quản lý khách hàng, khách hàng thân thiết,

2. Chương trình trả phí

  • Chương trình này yêu cầu khách hàng trả 1 khoản phí hằng tháng hoặc hằng năm để trở thành Hội viên VIP. Đối tượng của chương trình trả phí thường là khách hàng cũ và thân thiết, trừ khi nhãn hàng của bạn là một thương hiệu nổi tiếng.
  • Điều quan trọng nhất là cần phải cho hội viên thấy những đặc quyền rõ ràng. Lấy ví dụ từ trang thương mại Barnes & Noble, họ cung cấp cho người dùng gói hội viên với giá 25 đô/năm kèm các lợi ích như giảm giá, freeship,…
  • Để thúc đẩy khách hàng tham gia hội viên, cần phải cho họ thấy giá trị thu lại lớn hơn số tiền bỏ ra để đăng ký gói hội viên (Ví dụ như: tiết kiệm lên tới $60 chỉ với $25/năm). Để thúc đẩy hơn nữa, có thể cung cấp cho khách hàng những review từ khách hàng cũ nhằm tăng tính thuyết phục.

Lưu ý:

Khi ứng dụng Chương trình trả phí, phải đảm bảo khách hàng thấy được những lợi ích lớn hơn số tiền cần bỏ ra. Ngoài ra cần có các chiến lược như sử dụng review của khách hàng cũ để tăng độ tin cậy, thúc đẩy khách hàng mới đăng ký.

Liên hệ chăm sóc khách hàng, tiếp cận khách hàng

3. Chương trình từ thiện

  • Không phải chương trình Khách hàng thân thiết nào cũng cần có giảm giá. Chương trình Từ thiện hướng đến xây dựng nhóm khách hàng thân thiết dựa trên những giá trị chung giữa thương hiệu và người dùng.
  • Điều này còn khiến khách hàng cảm thấy việc quyên góp của mình có nhiều giá trị hơn. Thêm vào đó, việc từ thiện sẽ tạo cơ hội để tiếp cận khách hàng tốt hơn, củng cố mối quan hệ với khách hàng.

Lưu ý:

Các quỹ từ thiện có liên kết nên phản ánh, hoặc phản ảnh 1 phần giá trị cốt lõi của thương hiệu. Nếu thương hiệu của bạn coi trọng 1 điều gì đó, thì đối tượng khách hàng thường cũng sẽ cùng quan điểm với bạn.

4. Hệ thống thứ hạng

  • Hệ thống này tập trung vào thứ hạng trung thành. Nói cách khác, khách hàng càng trung thành (mua càng nhiều) thì họ càng có nhiều ưu đãi.
  • Đây là một trong những cách tuyệt vời để tương tác và giúp thương hiệu luôn hiện diện trong ý thức của khách hàng. Về mặt tâm lý, việc xếp thứ hạng khiến khách hàng giống như đang được tham gia 1 trò chơi khi mà họ “chơi” càng nhiều thì thứ hạng càng cao.
  • Để thúc đẩy khách hàng, bạn phải cho họ thấy đã có bao nhiêu thành viên đạt được các hạn mức tương ứng. Điều này sẽ kích thích người dùng muốn lên được cao hơn để có địa vị nhất định, cũng như giúp họ có một mục tiêu để hướng đến.

Lưu ý:

Hãy tính và chia thứ hạng dựa trên số điểm, tần suất mua hàng, hoặc các chỉ số tương tác quan trọng khác. Đồng thời, phải cho người dùng thấy những đặc quyền và ưu đãi rõ ràng khi họ đạt được thứ hạng cao hơn.

5. Hệ thống mục tiêu

  • Tiến độ là một trong những cách tạo động lực hiệu quả. Nếu một người tin rằng họ sắp đạt được mục tiêu, họ sẽ có xu hướng nỗ lực nhiều hơn để sớm đạt được nó.
  • Đây còn được gọi là hiệu ứng tiến trình ưu đãi, được nhiều thương hiệu sử dụng nhằm kích thích tâm lý khách hàng hiệu quả.
  • Một trong những “ông lớn” về sản phẩm thể thao Nike, cũng áp dụng rất thành công phương pháp này. Nike có một hệ thống các ứng dụng tập luyện khác nhau nhằm giúp hội viên đạt được các mục tiêu về hoạt động thể thao.
  • 2 ứng dụng The Nike Run Club và The Nike Training Club sẽ tặng khách hàng huy hiệu và các phần thưởng khác khi họ đạt được các mốc như đi bộ đủ 5000 bước,…
  • Khi khách hàng đạt được các dấu mốc đó, họ sẽ có xu hướng gắn sự thành công của mình với thương hiệu đã đồng hành cùng họ. Như vậy, Nike giúp khách hàng đạt được mục tiêu, và khách hàng phản ánh thành quả của mình lại với thương hiệu.

Lưu ý:

Sử dụng chương trình khách hàng thân thiết để giúp người dùng đạt được mục tiêu của họ. Cần tìm cách để đưa sản phẩm và thương hiệu trở thành “nhân tố chính” trong việc hoàn thành mục tiêu của họ. Khi sản phẩm của bạn giúp khách hàng đạt được mục tiêu, họ sẽ muốn quay trở lại và mua nhiều hơn.

6. Chương trình cộng đồng

  • Khi nói về Chương trình khách hàng thân thiết, không thể không kể đến Sephora.
  • Sephora đã xây dựng được một chương trình khách hàng thân thiết toàn diện, đưa đến người dùng vô vàn lợi ích khác nhau. Bên cạnh hệ thống điểm và xếp hạng, chương trình của hãng còn cho phép hội viên tham gia vào cộng đồng những người có cùng sở thích. Trong cộng đồng này, các hội viên có thể kết nối với nhau, kết nối với thương hiệu, tìm cảm hứng, đăng ký tham gia các buổi sự kiện đặc biệt và hơn thế nữa.
  • Bằng cách này, hãng có thể khai thác một lượng insight lớn từ khách hàng. Từ đó có thể ứng dụng vào việc phát triển sản phẩm cũng như có các chiến dịch để tăng tỷ lệ chuyển đối.

Lưu ý:

Cần xây dựng một nền tảng để các hội viên có thể tương tác, chia sẻ quan điểm, feedback cho nhãn hàng và nhiều hơn thế. Kiểu chương trình này phù hợp với mọi loại thương hiệu, miễn là bạn có kế hoạch để kích thích chuyển đổi.

7. Gói đăng ký dài hạn (Subscription)

  • Đây là một loại chương trình mới xuất hiện, nhưng cũng đã chứng minh được hiệu quả của nó. Đó là các Gói đăng ký dài hạn. Nó không giống với những chương trình khác, thường tập trung vào quà tặng và các lợi ích cho hội viên. Thay vào đó, chương trình này sẽ để khách hàng mua sản phẩm của bạn theo các gói đăng ký (subscription).
  • Hãy ví dụ với thương hiệu Bean Box dưới đây
  • Bằng cách bán sản phẩm dưới dạng các gói dịch vụ dài hạn, Bean Box đã tăng được giá trị vòng đời (lifetime value) cho khách hàng của mình. Đồng thời, họ khuyến khích khách hàng chọn gói dịch vụ 6 tháng thay vì 1 tháng bằng lời chào “tiết kiệm được 20%”.
  • Dù giá sản phẩm trung bình khi mua gói 6 tháng sẽ rẻ hơn, nhưng giá trị thu lại được sẽ lớn hơn nhiều so với những khách hàng chỉ đến mua một lần.

Lưu ý:

Hãy thử bán sản phẩm của bạn theo các gói dịch vụ nếu phù hợp. Người tiêu dùng luôn tìm kiếm sự thuận tiện, và họ sẽ thích những sản phẩm có thể đến tay mình dễ dàng và nhanh chóng. Thêm vào đó, bằng việc khuyến mãi/giảm giá khi mua gói dài hạn, bạn có thể thúc đẩy khách hàng đăng ký gói dịch vụ này thay vì mua sản phẩm 1 lần.

KẾT: Có vô vàn cách tặng thưởng khác nhau mà các doanh nghiệp có thể nghĩ ra. Từ những chương trình khách hàng thân thiết từ những nhãn hàng nổi tiếng ở trên biết đâu bạn có thể tìm được chiến lược phù hợp cho mảng kinh doanh của mình?

Quản lý khách hàng, khách hàng thân thiết,

VI. Tại sao cần có những chương trình dành cho khách hàng thân thiết?

1. Góp phần tăng doanh thu của Doanh Nghiệp

  • Theo dữ liệu của Viện nghiên cứu thị trường Forrest, Mỹ, chi phí để tìm kiếm khách hàng mới cao hơn 5 lần chi phí để duy trì khách hàng hiện tại. Nếu tìm kiếm khách hàng mới bằng chi phí duy trì khách hàng cũ thì doanh nghiệp sẽ mất khả năng cạnh tranh.
  • Viện nghiên cứu Gartner Group của Mỹ công bố báo cáo khẳng định rằng “20% khách hàng hiện tại có thể mang đến 80% doanh thu của doanh nghiệp trong tương lai”. Nghiên cứu chỉ ra rằng, cứ 1 khách hàng bỏ đi thì doanh nghiệp hao tổn khoảng $243 (tương đương 5,6 triệu đồng). Khiến khách hàng hài lòng và tiếp tục sử dụng với sản phẩm/dịch vụ đem lại lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp.

2. Cung cấp thông tin phản hồi trung thực và chất lượng

  • Khách hàng sẽ cung cấp những phản hồi về sản phẩm-dịch vụ thông qua trải nghiệm của họ bao gồm cả tích cực và tiêu cực. Thông qua đó Doanh nghiệp có thể cải thiện kịp thời những hạn chế mà mình mắc phải để giữ chân khách hàng.

3. Thể hiện sự vượt trên đối thủ cạnh tranh 

  • Số lượng khách hàng thân thiết càng nhiều thì mức độ cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành càng cao. Giảm bớt áp lực trong quá trình cạnh tranh của doanh nghiệp.
  • Đặc biệt trong đợt bùng dịch Covid, theo thống kê khảo sát, các Công ty có lượng khách hàng thân thiết càng nhiều thì có thể dễ dàng vượt qua khủng hoảng hơn các Công ty khác.

Chia sẻ với chúng tôi suy nghĩ của bạn trong phần bình luận bên dưới.

PharmacyGPPPhần mềm quản lý bán hàng và chăm sóc khách hàng hiệu quả

Các chức năng mạnh mẽ - Dễ sử dụng

MIỄN PHÍ hoàn toàn

Download now
Đánh giá

Contents

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *