Chương trình khách hàng thân thiết : Vũ khí gia tăng doanh số

Chương trình khách hàng thân thiết hay còn được gọi là chương trình thường xuyên, chương trình tích điểm hay chương trình khách hàng trung thành, đây là một hệ thống phần thưởng, ưu đãi có điều kiện do doanh nghiệp tạo ra để trao cho khách hàng nhằm thu hút, tạo thiện cảm, tăng lòng trung thành và thu thập dữ liệu khách hàng cũng như có thể theo dõi hành vi của khách hàng và quan trọng nhất đó chính là thứ vũ khí để gia tăng doanh số và phát triển doanh nghiệp.

Trang chủ » Blog » Chương trình khách hàng thân thiết : Vũ khí gia tăng doanh số
Quản lý khách hàng, khách hàng thân thiết, khách hàng trung thành
Quản lý khách hàng, khách hàng thân thiết, khách hàng trung thành

I. Chương trình khách hàng thân thiết là gì?

  • Chương trình khách hàng thân thiết là các chương trình nhằm kích thích khách hàng tiếp tục mua sắm sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Sau khi đăng ký thông tin cá nhân, khách hàng sẽ được cấp một mã định danh duy nhất, chẳng hạn như số ID hoặc thẻ thành viên và sử dụng nó khi mua hàng. Tùy vào điều khoản chương trình thân thiết của các thương hiệu khác nhau, khách hàng sẽ tích điểm và nhận ưu đãi, quà tặng khi đạt được số điểm nhất định, hay nhận được những thứ miễn phí dưới dạng phần thưởng sau một số lần mua hàng, hoặc các khoản chiết khấu cho một số mặt hàng.
  • Nói cách khác, qua chương trình này, khách hàng sẽ nhận được những quà tặng từ thương hiệu doanh nghiệp mà họ thường xuyên sử dụng sản phẩm/ dịch vụ. Chương trình khách hàng thân thiết là những nỗ lực của doanh nghiệp nhằm xây dựng “cầu nối” với khách hàng để họ tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ nhiều lần nữa để gia tăng doanh số và cải thiện mức độ giữ chân khách hàng.
  • Theo nhiều báo cáo đã được công bố, trung bình một người tiêu dùng sẽ tham gia vào khoảng 15 chương trình dành cho khách hàng thân thiết. Tuy nhiên, họ lại chỉ cảm thấy thật sự hài lòng với khoảng từ 4 đến 7 chương trình. Điều này đã cho thấy rằng, kể cả khi đã tham gia vào chương trình khách hàng thân thiết, chưa chắc họ đã thường xuyên sử dụng sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Do đó, để tăng được tỉ lệ giữ chân khách hàng, doanh nghiệp cần phải xây dựng các chương trình thật mới lạ, độc lạ, nổi bật và thiết thật.
Quản lý khách hàng, khách hàng thân thiết,
Quản lý khách hàng, khách hàng thân thiết,

II. Lợi ích của việc áp dụng chương trình khách hàng thân thiết

1. Tăng cường việc giữ chân và duy trì khách hàng.

  • Bằng cách thiết lập mối quan hệ lâu dài giữa doanh nghiệp với khách hàng, tặng thưởng cho khách hàng, hay khuyến khích họ tiếp tục mua hàng sử dụng dịch vụ. Thông qua cơ chế tặng thưởng hợp lý và hiệu quả.

2. Giữ mối quan hệ với khách hàng thật sự thân thiết hơn

  • Thông qua hệ thống tự động gửi thiệp chúc mừng sinh nhật, thông báo về những sản phẩm/dịch vụ đặc biệt. Hay gửi tin nhắn tiếp thị riêng cho từng khách hàng, gửi lời cảm ơn đến khách hàng vì đã mua hàng/sử dụng dịch vụ. Gửi email, tin nhắn hoặc bất kỳ hình thức liên lạc nào tuỳ theo ý thích hoặc yêu cầu của khách hàng.
  • Chương trình khách hàng thân thiết giúp người tiêu dùng cảm thấy gắn kết với thương hiệu. Ngày nay, người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng không chỉ dựa trên giá cả tốt nhất, mà còn dựa trên giá trị chia sẻ và sự kết nối cảm xúc.
  • Hơn nữa, chương trình luôn hướng đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng nhờ tạo ra những đặc quyền riêng dựa trên hạng thành viên của họ. Điều này giúp người tiêu dùng cảm nhận rằng họ là khách hàng quan trọng được đối xử đặc biệt khi có thông tin khuyến mãi sớm nhất, ưu đãi đặc biệt hay là những người đầu tiên được trải nghiệm sản phẩm mới

3. Hoàn thiện dịch vụ khách hàng

  • Nhờ có thể nhanh chóng truy cập vào hồ sơ cá nhân của khách hàng. Hay bản lưu các giao dịch đã thực hiện và hệ thống tính điểm độc đáo mà nhân viên ở bất kỳ điểm chấp nhận thẻ nào cũng có thể mang đến cho khách hàng những dịch vụ mang tính cá nhân hoá cao.

4. Sử dụng hiệu quả và hợp lý ngân sách dành cho việc tiếp thị

  • Giúp các doanh nghiệp theo dõi phản hồi của từng thông điệp khuyến mãi, tiếp thị riêng rẽ. Để biết được hình thức tiếp thị nào hiệu quả đối với từng nhóm khách hàng cụ thể. Giúp tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng
  • Chi phí để thu hút một khách hàng mới cao gấp 5 lần việc giữ chân 1 khách hàng cũ. Với chương trình khách hàng thân thiết, thương hiệu sẽ gia tăng tệp khách hàng bằng cách khuyến khích hội viên giới thiệu bạn bè, người thân biết đến và tham gia chương trình. Đổi lại, hội viên sẽ được nhận ưu đãi khi giới thiệu thành công thành viên mới. Hình thức giới thiệu hiệu quả nhờ tính tin cậy hơn việc quảng cáo. Việc có được khách hàng mới qua giới thiệu là miễn phí và có thể tạo ra nhiều lợi nhuận cho thương hiệu, khách hàng được giới thiệu bởi hội viên trung thành sẽ có tỷ lệ gắn bó cao hơn.

5. Thúc đẩy gia tăng doanh số bền vững

  • Nhờ sợi dây kết nối về cảm xúc và sự hài lòng từ khách hàng mà chương trình khách hàng thân thiết có thể thúc đẩy tỷ lệ họ quay lại lên đến 54%. Hơn nữa, khi trở thành khách hàng trung thành, họ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn 46% để mua sản phẩm và dịch vụ dù có rất nhiều sự lựa chọn khác. Nhờ vậy, chương trình khách hàng thân thiết làm cho thương hiệu luôn có một khoản doanh thu đều đặn từ nguồn khách này cho dù có chạy các chương trình khuyến mãi hay không.
Quản lý khách hàng, khách hàng thân thiết,
Quản lý khách hàng, khách hàng thân thiết,

III. Thiết lập quy tắc cơ bản của chương trình khách hàng thân thiết

1. Chiến lược dài hạn

  • Việc phát triển một chiến lược dài hạn cho chương trình khách hàng thân thiết nên bắt đầu từ dữ liệu. Nó vốn dĩ là “tài sản sẵn có” của các đơn vị kinh doanh. Tập trung phân tích dữ liệu khách hàng trong việc phát triển khách hàng thân thiết giúp bạn khám phá ra những nhóm khách hàng mang lại giá trị cao nhất. Những nhóm khách hàng tiềm năng hoặc những nhóm khách hàng có quan tâm đến thương hiệu. Từ đó phát triển những chương trình phù hợp với khách hàng hơn.
  • Hãy coi quá trình xây dựng chương trình khách hàng thân thiết và phân tích dữ liệu khách hàng là một hoạt động quan trọng.

2. Tập trung cho việc tạo đặc quyền dành cho thành viên

  • Khách hàng trung thành cần có những “đãi ngộ đặc quyền”. Để khiến họ mang lại nhiều giá trị hơn cho thương hiệu, người kinh doanh cần sáng tạo những chương trình đãi ngộ đặc biệt mà chỉ có thành viên VIP mới được nhận. Việc này giúp khách hàng cảm thấy bản thân họ đặc biệt. Và có xu hướng kết nối với thương hiệu của bạn hơn.
  • Hãy tận dụng tối đa vai trò dữ liệu để sáng tạo nhiều chương trình khách hàng thân thiết mang tính cá nhân hóa hơn. Điều này giúp giảm thiểu các hoạt động chương trình khách hàng thân thiết bị phụ thuộc vào khuyến mãi bên cạnh đó gia tăng sự hài lòng của khách hàng bởi yếu tố “độc quyền”.

3. Số hóa thẻ chương trình khách hàng thân thiết

  • Thay vì sử dụng thẻ tích điểm giấy truyền thống như trước đây, các thương hiệu đang hướng khách hàng của họ trở thành những “thành viên ảo” trên các ứng dụng di động hiện đại hơn.
  • Có thể nói việc “số hóa” chương trình khách hàng thân thiết đang trở thành xu hướng trong tương lai. Có thể thay thế hoàn toàn các loại thẻ tích điểm cồng kềnh bằng các ứng dụng di động. Nhưng nếu bạn vẫn còn e ngại về chi phí thì cũng đừng lo quá nhé vì hiện tại đã có một số nền tảng hỗ trợ bạn xây dựng thẻ tích điểm điện tử dành cho khách hàng.
Chương trình khuyến mãi
Chương trình khuyến mãi

IV. Phân loại các chương trình khách hàng thân thiết

1. Tích lũy điểm, ưu đãi giá, tăng các coupon/voucher

  • Đây có lẽ là ý tưởng phổ biến, đơn giản nhất nhưng hiệu quả lớn nhất đối với các doanh nghiệp trong việc xây dựng quan hệ khách hàng sau dịch vụ. Chiến lược này cũng phổ biến tại các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Sendo, chuỗi cafe Highland, The Coffee House,…

2. Tặng quà vào các dịp đặc biệt

  • Đây cũng là hình thức được sử dụng hiệu quả nhất của các thương hiệu để hấp dẫn và thu hút khách hơn. Đối với hình thức này, các doanh nghiệp có thể tặng cho khách các món quà hay lời chúc ý nghĩa vào các dịp như sinh nhật, ngày lễ, Tết,…

3. Ưu đãi khi giới thiệu bạn bè đến với cửa hàng

  • Đa số khách hàng có thói quen chia sẻ “truyền miệng” với bạn bè về những trải nghiệm sử dụng các sản phẩm, ăn uống, vui chơi…
  • Điển hình với hình thức giới thiệu bạn bè nhận quà khủng không thể không kể đến MOMO. Nếu người dùng giới thiệu bạn bè, người thân sử dụng ví điện tử này sẽ được nhận các gói quà tặng. Bao gồm thẻ cào điện thoại, các gói ưu đãi giảm giá khi mua sắm, thanh toán điện nước, các coupon liên kết với MOMO.

4. Sử dụng hệ thống WIFI Marketing

  • Tự động nhận diện khách hàng
  • Tự động gửi SMS, Email, Zalo message cho khách hàng khi đến trực tiếp store, kể cả khi không kết nối WIFI tại địa điểm
  • Tự động nhắc nhớ mời khách quay lại nếu khách hàng đã lâu chưa quay lại

Mời khách làm khảo sát, cá nhân hóa tập khách.

Quản lý khách hàng, khách hàng thân thiết, khách hàng trung thành
Quản lý khách hàng, khách hàng thân thiết, khách hàng trung thành

V. Vì sao phải xây dựng chương trình khách hàng thân thiết

Có rất nhiều lý do mà doanh nghiệp phải xây dựng và nuôi dưỡng lòng trung thành của khách hàng thân thiết:

  • Khách hàng thân thiết chuyển đổi và chi tiêu với các thương hiệu họ thích thường xuyên hơn.
  • Khách hàng thân thiết chi tiêu nhiều hơn những người khác.
  • Khách hàng thân thiết nói với gia đình và bạn bè của họ về những trải nghiệm tích cực. Tiếp thị truyền miệng hiệu quả hơn trong việc thu hút khách hàng mới. Những khách hàng được giới thiệu này trở thành khách hàng thân thiết có khả năng chi tiêu nhiều hơn mức trung bình.
  • Vì chi phí để có được một khách hàng mới tốn nhiều hơn so với việc giữ chân một khách hàng hiện tại.
  • Chương trình khách hàng thân thiết giúp gia tăng doanh số một cách đều đặn và cũng giúp gia tăng số lượng khách hàng mới tiềm năng.
sales funnel, marketing funnel, phễu bán hàng, phễu marketing, phễu mua hàng, phễu khách hàng

VI. “Chiến dịch” biến khách hàng thành khách hàng thân thiết

1. Xây dựng quy trình bán hàng rõ ràng

  • Nếu khách hàng gặp lấn cấn trong quy trình mua bán, đổi trả, bảo hành v.v… của cửa hàng bạn, thì 70% là họ sẽ không quay lại với bạn nữa dù cách thức xử lý có tốt hay hàng hoá có bền, đẹp đến thế nào đi nữa. Do đó, tạo một quy trình mua bán hàng thật kỹ lưỡng, chi tiết và hạn chế tối đá các phát sinh xấu là việc đầu tiên để khiến khách hàng quay lại, và quay lại thêm nhiều lần nữa.
Quản lý khách hàng, khách hàng thân thiết, khách hàng trung thành
Quản lý khách hàng, khách hàng thân thiết, khách hàng trung thành

2. Chiến lược tích lũy điểm thưởng

Bạn có thể thực hiện ý tưởng tích lũy điểm thưởng theo một vài hình thức sau đây:

– Tích lũy điểm theo số lượng sản phẩm nhất định để nhận thưởng.

– Tích lũy điểm theo số lần khách hàng ghé thăm.

– Tích lũy điểm theo tổng số tiền thanh toán.

– Tích lũy điểm theo tổng số tiền chi tiêu mạnh tay trong một lần mua sắm.

Mối quan hệ cá nhân, bạn bè, đồng nghiệp
Mối quan hệ cá nhân, bạn bè, đồng nghiệp

3. Chiến lược nhận ưu đãi khi giới thiệu bạn bè

  • Chuyện sản phẩm của bạn tốt, dịch vụ của bạn ok và khách hàng giới thiệu cho bạn bè của họ đến với cửa hàng của bạn là chuyện cực kỳ tốt. Tuy nhiên, đôi khi để khách hàng chủ động thực hiện chuyện đó cũng là khá hiếm hoi nếu không phải bạn bè họ chủ động hỏi. Do đó, bạn cần có những “khuyến mãi” nho nhỏ để kích thích sự chia sẻ của họ. Các chương trình giảm % khi giới thiệu khách hàng mới dành cho các khách hàng cũ sẽ là “chiêu bài” hiệu quả mà bạn nên áp dụng thường xuyên.

4. Hiểu và “nhớ” khách hàng

  • Ai cũng thích cảm giác mình là người “quan trọng”. Việc khảo sát, ghi nhớ và lưu trữ những sở thích, mong muốn của khách hàng. Gợi lại những điều đó cho họ sẽ làm họ cảm thấy được trân trọng và yêu thích cửa hàng của bạn hơn.
  • Một cách đơn giản và tiện ích hơn để lưu trữ được danh sách những khách hàng tiềm năng, khách hàng thân thiết là sử dụng Phần Mềm Quản Lý Bán Hàng. Qua đó, bạn có thể lưu trữ được thông tin chi tiết về khách hàng. Hay các đơn hàng họ đã mua ở cửa hàng bạn có có chính sách chăm sóc hợp lý.
Quản lý khách hàng, khách hàng thân thiết, khách hàng trung thành
Quản lý khách hàng, khách hàng thân thiết, khách hàng trung thành

5. Các chương trình dành riêng cho khách hàng thân thiết

Tạo thẻ ưu đãi, phiếu tích điểm .v.v… không những giúp khách hàng nhớ đến cửa hàng của bạn. Khiến họ có ấn tượng tốt, kích thích họ mua sắm nhiều hơn để tích điểm và nhận những khuyến mãi lớn hơn. Điều này sẽ giúp lượng khách hàng trung thành của bạn tăng lên đáng kể.

6. Chăm sóc khách hàng thân thiết

  • Có thể bạn sẽ tốn một phần ngân sách nhất định để thực hiện các chiến dịch chăm sóc khách hàng. Nhưng việc này chưa bao giờ là vô ích. Với một khách hàng bạn bỏ công chăm sóc tốt, có thể mang đến nguồn khách mà bạn không ngờ đến.
  • Hãy sử dụng các phiếu khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng, các cuộc gọi để hỏi thăm ý kiến khách hàng về sản phẩm. “Sẵn tiện” giới thiệu các mặt hàng mới, các chương trình khuyến mãi dành riêng cho họ, hiệu quả sẽ luôn rất tuyệt vời.

Có nhiều cách khác nhau để chăm sóc khách hàng thân thiết ví dụ như:

  • Theo sát khách hàng: Lưu lại số điện thoại email của khách hàng thường xuyên gọi điện hoặc email thăm hỏi khách hàng về chất lượng phục vụ của nhân viên, chất lượng của sản phẩm.
  • Marketing: nắm được khách hàng là ai, sở thích, thói quen là gì để chọn phương pháp marketing phù hợp
  • Đưa ra khuyến mại: Có những chính sách khuyến mãi giảm giá dành riêng cho khách hàng thân thiết…
  • Dịch vụ khách hàng: nắm được nhu cầu, sở thích của khách hàng để cá nhân hóa dịch vụ. Khách hàng sẽ cảm thấy doanh nghiệp của bạn như “người nhà”
  • Nhận diện khách hàng: Có những biện pháp phân biệt khách hàng cũ và khách hàng mới cách sơ khai nhất là nhớ mặt khách hàng, tiến bộ hơn là dùng thẻ định danh, thẻ VIP để phân biệt khách hàng hay sử dụng sản phẩm dịch vụ (khách quen) và khách hàng thông thường…
Khách hàng mục tiêu, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, chấm điểm khách hàng tiềm năng, quản lý khách hàng

VII. Những bước để xây dựng một chương trình khách hàng thân thiết đúng chuẩn

Bước 1: Tìm hiểu rõ về khách hàng hiện tại

Dưới đây là một số câu hỏi mà các doanh nghiệp cần trả lời để có cơ sở cho những bước tiếp theo, bên cạnh đó, đây cũng chính là cơ hội giúp cho doanh nghiệp hiểu hơn về khách hàng của mình.

  • Khách hàng này mua bao nhiêu lần trong một năm?
  • Họ mua loại sản phẩm nào và mức độ mua hàng thường xuyên như thế nào?
  • Họ là khách hàng bao lâu rồi?
  • Chúng ta có thể bán cho họ những sản phẩm khác không?
  • Họ có sử dụng các nhà cung cấp khác không, và nếu có, họ là ai?
  • Chúng ta kiếm được bao nhiêu lợi nhuận dựa trên doanh số của họ?
  • Làm thế nào để họ thanh toán nhanh chóng?
  • Làm thế nào hài lòng họ với công ty của chúng tôi?
  • Làm thế nào chúng ta có thể cải thiện mối quan hệ kinh doanh của mình?

Bước 2: Chuẩn bị cho chương trình khách hàng thân thiết

  • Trước khi triển khai chương trình khách hàng thân thiết, bạn cần đánh giá mức độ hài lòng hiện tại của khách hàng thông qua các kỹ thuật như khảo sát, phỏng vấn và theo dõi nhận xét của khách hàng.
  • Dựa vào những dữ liệu đã được thu thập ở bước 1 và mức độ hài lòng của khách hàng ở bước 2, doanh nghiệp hãy xác định cho mình đâu là nhóm khách hàng mục tiêu sẽ tham gia, loại hình nào sẽ phù hợp với nhóm đối tượng,… từ đó giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát về chương trình cũng như định hướng hoạt động trong thời gian sắp tới.

Bước 3: Thiết lập mục tiêu và các chỉ số đánh giá với giải pháp chăm sóc khách hàng

  • Thiết lập mục tiêu của chương trình và các chỉ số đo lường sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu một số rủi ro trong việc triển khai và xác định được đâu là điểm thành công hay thất bại của chương trình khách hàng thân thiết.
  • Ví dụ như: Số lượng khách hàng đăng ký trở thành khách hàng trung thành tăng 20% so với thời điểm trước khi triển khai chương trình.
  • Số liệu là chỉ số số lượng khách hàng mới tham gia chương trình.

Bước 4: Ngân sách cho từng hạng mục chương trình

  • Tuỳ thuộc vào loại hình chương trình mà doanh nghiệp sẽ có một con số tài chính khác nhau phù hợp nhằm đảm bảo được tính hiệu quả của chương trình khách hàng thân thiết.
  • Dù ngân sách chương trình có thấp đến đâu nhưng bắt buộc doanh nghiệp vẵn phải đảm bảo rằng thẻ tích điểm luôn được xây dựng và thiết kế phù hợp với cách thức hoạt động diễn ra của chương trình.

Bước 5: Lựa chọn chiến lược nhằm thu hút khách hàng tham gia

  • Để có thể đạt được hiệu quả về số lượng người tham gia thì doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một chiến dịch Marketing nhắm đến đúng nhóm khách hàng đã được xác định ở các bước trên.
  • Một chương trình khách hàng thân thiết hiệu quả đôi khi chính là chương trình đến đúng được với nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, một bản kế hoạch marketing đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ chương trình đạt được mục tiêu đã đề ra ban đầu.

Bước 6: Đặt tên chương trình ý nghĩa và ấn tượng

  • Tên của chương trình cần khơi gợi sự tò mò và hứng thú nhằm thôi thúc khách hàng tham gia. Cái tên không những thể hiện rõ việc khách hàng sẽ được giảm giá hoặc sẽ nhận được quà tặng gì, mà nó cần làm cho khách hàng cảm thấy hào hứng khi tham gia.
  • Một số tên chương trình khách hàng thân thiết phổ biến là Starbucks Rewards, The Coffee House Rewards,… Bên cạnh tên thương hiệu, từ “rewards” thể hiện giá trị tri ân, trao thưởng, ghi nhận sự gắn kết của khách hàng. Khách hàng sẽ cảm thấy “À mình sẽ nhận được rất nhiều phần thưởng và ưu đãi khi trở thành hội viên”. Thương hiệu cũng có thể sáng tạo những cái tên khác biệt, ấn tượng hơn.

Bước 7: Xây dựng điều kiện và ưu đãi của chương trình

  • Xây dựng điều kiện và thể lệ cho các chương trình khách hàng thân thiết. Đầu tiên là những thông tin cần thu thập để khách hàng đăng ký thành viên, bao gồm: tên, giới tính, ngày sinh, số điện thoại,… Những dữ liệu này sẽ có giá trị quan trọng để sử dụng trong các chương trình marketing và chăm sóc khách hàng trong tương lai. Để khách hàng sẵn sàng cung cấp thông tin cho bạn, hãy giải thích cho họ hiểu về những đặc quyền ưu tiên của khách hàng thân thiết khi có hoạt động chi tiêu trong hệ thống.
  • Chương trình khách hàng thân thiết thường được vận hành dựa trên nguyên tắc hạng thành viên. Theo đó, khách hàng sẽ được tích điểm dựa trên giá trị của mỗi đơn hàng, mua càng nhiều thì điểm càng cao. Chẳng hạn như nếu 10.000 đồng = 1 điểm thì một đơn hàng giá trị 500.000 đồng sẽ đổi sang được 50 điểm. Khi điểm đạt đến một cột mốc nhất định, thương hiệu sẽ ghi nhận bằng cách nâng cao hạng thành viên cho khách hàng đó, chẳng hạn như từ hạng Bạc lên hạng Vàng và hạng cao nhất là Kim Cương.
  • Hãy tính và chia thứ hạng dựa trên số điểm, tần suất mua hàng, hoặc các chỉ số tương tác quan trọng khác. Đây là một trong những cách tuyệt vời để tương tác và giúp thương hiệu luôn hiện diện trong ý thức của khách hàng. Về mặt tâm lý, việc xếp thứ hạng khiến khách hàng giống như đang được tham gia một trò chơi khi mà họ “chơi” càng nhiều thì thứ hạng càng cao. Hãy luôn kích thích khách hàng chi tiêu nhiều hơn để “nâng cấp”, lên được “địa vị” cao và khẳng định bản thân.
  • Thẻ thành viên của doanh nghiệp có những ưu đãi nhất định với các thứ hạng thành viên vàng, bạc, kim cương. Hãy nâng cấp đặc quyền giá trị hấp dẫn hơn với từng hạng thành viên khách hàng để tạo động lực cho khách hàng thường xuyên tích cực sử dụng dịch vụ để tích điểm và tăng hạng nhanh hơn. Một số đặc quyền được ưa chuộng là tặng sản phẩm miễn phí, đổi quà, ưu đãi từ đối tác,… Chương trình khách hàng thân thiết cần tập trung xây dựng một chiến lược dài hạn để tạo tương tác và tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng chứ không nhằm mục đích tăng doanh số trước mắt.
đánh giá của khách hàng, phản hồi của khách hàng, nhận xét của khách hàng

VIII. Những chương trình khách hàng thân thiết thành công nhất hiện nay

The North Face

  • The North Face là một thương hiệu đến từ nước Mỹ, chuyên sản xuất các sản phẩm dành cho hoạt động ngoài trời như giày thể thao, áo khoác, balo, túi ngủ, dụng cụ cắm trại… Thương hiệu này đã xây dựng một chương trình tích điểm VIPEAK dành cho khách hàng trung thành với mục tiêu “biến đam mê phiêu lưu thành những phần thưởng thực sự.
  • Chương trình này cho phép khách hàng kiếm được 10 điểm cho mỗi 1 đô la họ chi tiêu trên web trực tuyến của The North Face. Nếu mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng, khách hàng sẽ kiếm được 5 điểm cho mỗi 1 đô la chi tiêu. Sau đó, khách hàng có thể cộng những điểm này để dành cho những lần mua hàng trong tương lai. Không chỉ vậy, điểm tích lũy cũng có thể được sử dụng để đổi lấy những trải nghiệm du lịch thú vị.
  • Ngoài ra, để tăng mức độ tương tác với khách hàng, The North Face đã phát triển một ứng dụng giúp khách hàng có thể quản lý tài khoản của họ, kiểm tra trạng thái điểm tích lũy,…
  • Đây được đánh giá là một chiến lược rất thành công của The North Face. Họ không giảm giá trực tiếp trên các sản phẩm mà sử dụng điểm thưởng như một lời mời gọi hấp dẫn dành cho khách hàng.

Chương trình khách hàng thân thiết của The Body Shop

  • Không phải tất cả các chiến lược xây dựng khách hàng thân thiết đều phải bao gồm các ưu đãi, giảm giá. Doanh nghiệp có thể kết hợp các giá trị kinh doanh của mình vào một chương trình từ thiện để xây dựng một mối quan hệ bền chặt hơn với khách hàng.
  • Một ví dụ điển hình cho chiến lược này là The Body Shop. Thương hiệu này đã đưa phúc lợi của động vật trở thành một phần trong chương trình của họ. Ngoài việc tích lũy điểm thưởng và nhận quyền lợi, các khách hàng còn nhận được một lợi ích cực kỳ độc đáo khác.
  • Khách hàng có thể dành tặng phần thưởng của mình cho Born Free USA – một tổ chức từ thiện vì quyền lợi động vật. Điều này sẽ làm cho khách hàng cảm thấy việc quyên góp có giá trị nhiều hơn cho xã hội. Từ đó, doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận và cải thiện mối quan hệ với khách hàng.

Sephora – Beauty Insider

  • Trong lĩnh vực kinh doanh mỹ phẩm, chương trình Beauty Insider của Sephora được xem là một trong những chương trình khách hàng thân thiết thành công nhất. Cái tên Beauty Insider không chỉ thể hiện ngành hàng mà Sephora kinh doanh mà còn cho thấy rằng đây là một chương trình ẩn chứa nhiều điều hấp dẫn.
  • Với việc kết hợp hình thức tích điểm và nâng hạng theo từng cấp bậc: Insider, VIB, Rouge. Ngoài các sản phẩm độc quyền, các thành viên ở cấp bậc VIB và Rouge còn được hưởng một số ưu đãi mà không dành cho các thành viên ở cấp Insider. Sự khác biệt về quyền lợi giữa các cấp chính là một động lực lớn giúp khách hàng mua sắm nhiều hơn.

Starbucks Rewards 

  • Đây là chương trình ưu đãi dành cho khách hàng khi chi tiêu tại Starbucks. Mỗi lượt 40.000 VNĐ khách hàng sẽ được tích một ngôi sao. Starbucks Rewards gồm 1 thẻ xanh và vàng, mỗi thẻ sẽ có những ưu đãi riêng biệt.
  • Cùng với đó, Starbucks ra mắt ứng dụng trên Smartphone để quản lý thông tin khách hàng hiệu quả. Đồng thời, app là cơ hội để khách cập nhật các chương trình khuyến mãi cho khách hàng thân thiết.
  • Chương trình khách hàng thân thiết triển khai trên ứng dụng di động rất phổ biến. Phương pháp này đơn giản nhưng thu thập và quản lý thông tin khách hàng hiệu quả. Nó giúp khách hàng đặt hàng và thanh toán đơn giản qua ứng dụng. Còn doanh nghiệp cũng thu thập hành vi và sở thích mua sắm của khách hàng để hoàn thiện dịch vụ, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho người dùng.

Virgin Atlantic Flying Club

Virgin Flying Club là ưu đãi dành cho khách hàng từ hãng hàng không Virgin Atlantic. Theo đó, ứng với 3 mức độ Red, Silver và Gold là 3 gói ưu đãi riêng biệt.

  • Red: khách hàng nhận được chiết khấu 7% cho chuyến du lịch của Virgin Holidays.
  • Silver: ngoài 7% chiết khấu, khách hàng được cộng 2 điểm tích lũy cho 1 EUR chi tiêu.
  • Gold: chiết khấu 10% và điểm tích lũy tăng tương tự như Silver.

Mục tiêu của Virgin là giúp khách hàng nắm rõ từng lợi ích ở các cấp độ khác nhau. Dĩ nhiên, dù ở cấp độ nào đều nhằm mục đích lôi kéo khách hàng tham gia.

Annmarie Gianni skin Care Rewards

  • Annmarie Gianni không phải là thương hiệu mỹ phẩm quá nổi tiếng trên thế giới. Nhưng chương trình ưu đãi mà nó mang lại khiến nhiều đơn vị lớn phải ngạc nhiên. Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn được xây dựng thông qua bài kiểm tra có tựa đề What’s Your Skin Score trên website.
  • Bên cạnh đó, Annmarie Gianni còn giới thiệu sản phẩm mới với mức giá cực kỳ ưu đãi, giao hàng miễn phí, đồng thời khuyến mãi 10 đô cho lần mua sắm tới. Việc xây dựng chương trình này, Annmarie Gianni đã tạo dựng được hơn 20.258 khách hàng trung thành chỉ trong thời gian 2 tháng.
  • Trên đây là những chương trình khách hàng thân thiết từ những thương hiệu nổi tiếng trong nước và thế giới. Qua đó doanh nghiệp có thể rút cho mình kinh nghiệm quý giá để xây dựng riêng cho mình một chương trình ưu đãi, phục vụ khách hàng tối đa, mang đến trải nghiệm toàn diện về mọi mặt.

Chia sẻ với chúng tôi suy nghĩ của bạn trong phần bình luận bên dưới.

PharmacyGPPPhần mềm quản lý bán hàng và chăm sóc khách hàng hiệu quả

Các chức năng mạnh mẽ - Dễ sử dụng

MIỄN PHÍ hoàn toàn

Download now
Đánh giá

Contents

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *