Cách xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng hiệu quả

Khách hàng là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp cũng như xây dựng thành công thương hiệu. Dịch vụ khách hàng tuyệt vời sẽ tạo ra những khách hàng trung thành với bạn. Đó là những người sẵn sàng giới thiệu doanh nghiệp của bạn với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp – những khách hàng tiềm năng của bạn trong tương lai. Do đó, những cách xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng luôn là một sự đầu tư không bao giờ lỗ.

Trang chủ » Blog » Cách xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng hiệu quả
Quan hệ đối tác, quan hệ đối tác toàn diện, quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, đối tác chiến lược, quan hệ hợp tác

I. Mối quan hệ với khách hàng là gì?

  • Mối quan hệ với khách hàng là sự nhận biết về giá trị của hai bên giữa người bán và người mua đối với nhau. Thông thường thì mối quan hệ này phát triển có thể do tiếp thị, dịch vụ chăm sóc khách hàng hay bán hàng.
  • Mối quan hệ khách hàng tốt phát triển theo thời gian và duy trì ổn định nếu các tương tác giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp có lợi cho cả hai bên. Không phải là thu hút khách hàng một lần và mọi chuyện dừng lại ở đó. Mối quan hệ này phải được chăm sóc và nuôi dưỡng liên tục.
Liên hệ chăm sóc khách hàng, tiếp cận khách hàng
Liên hệ chăm sóc khách hàng, tiếp cận khách hàng

II. Những cách xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng một cách hiệu quả nhất

1. Cách xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng thông qua cách phục vụ

Thái độ phục vụ khách hàng

  • Làm sao để cho mỗi khách hàng sẽ yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên? Đó chính là thái độ phục vụ và với cách hành xử của mỗi nhân viên bán hàng. Có thể đối với mỗi khách hàng điều đầu tiên chưa cần biết đến chất lượng của mỗi sản phẩm là như thế nào, nhưng về thái độ phục vụ tốt là một cách để gây được những thiện cảm ban đầu. “Thái độ quan trọng hơn trình độ” câu nói này rất hay và ngay trong thực tế nó có thể áp dụng được cho rất nhiều những trường hợp khác nhau. Nhận thức được tầm quan trọng một cách đúng đắn đồng nghĩa với việc sẽ thể hiện thái độ và với những cách hành xử sao cho phù hợp nhất đối với mỗi khách hàng.

Thấu hiểu khách hàng

  • Tiếp nối của việc gây thiện cảm bằng thái độ và cách ứng xử, công đoạn tiếp theo đó sẽ chính là thấu hiểu khách hàng. Thấu hiểu đến khách hàng ở đây chính là những cách mà bạn có thể lắng nghe những chia sẻ của khách hàng. Việc vận dụng đến những kỹ năng lắng nghe để có thể thấu hiểu được khách hàng thì quan sát cũng chính là một kỹ năng vô cùng quan trọng để có thể áp dụng, để thấu hiểu được đến khách hàng. Bằng những kỹ năng quan sát bạn cũng sẽ có thể biết được những sản phẩm mà khách hàng đó đang cần tìm là gì? Tại sao họ lại chọn đến những sản phẩm đó? Mục đích khi họ tìm đến sản phẩm đó để làm gì? Cho ai? Bằng những câu hỏi đó, mỗi nhân viên bán hàng sẽ có thể dễ dàng thấu hiểu được những vấn đề của khách hàng và tư vấn đúng trọng tâm, giải quyết đúng nhu cầu mà khách hàng cần một cách thật hợp lý.

Thân thiện

  • Hãy bắt đầu trò chuyện với khách hàng bằng một nụ cười. Khi bạn đối mặt với khách hàng, một lời chào nồng nhiệt sẽ là điều đầu tiên khách hàng của bạn nhìn thấy khi họ yêu cầu giúp đỡ. Ngay cả khi xử lý các yêu cầu dịch vụ khách hàng qua điện thoại, một nụ cười cũng có thể xuất hiện trong giọng nói của bạn. Vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn luôn thân thiện mỗi khi trò chuyện với khách hàng của mình.

Thế hiện sự tôn trọng

  • Dịch vụ khách hàng thường có thể liên quan đến cảm xúc, vì vậy điều quan trọng là đảm bảo những người đảm đương vai trò chăm sóc khách hàng luôn lịch sự và tôn trọng khách hàng. Không bao giờ để cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng sản phẩm của khách hàng.
Chất lượng sản phẩm, quản lý sản phẩm
Chất lượng sản phẩm, quản lý sản phẩm,

2. Cách xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng thông qua chất lượng sản phẩm

  • Để cung cấp dịch vụ khách hàng tốt, bạn cần biết rõ những gì bạn đang bán, từ tổng quan cho đến chi tiết nhất. Hãy chắc chắn rằng nhân viên của bạn có thể giới thiệu và trả lời các câu hỏi của khách hàng về sản phẩm một cách trơn tru và chuyên nghiệp. Trình bày rõ ràng sẽ khiến khách hàng của bạn hài lòng và có lòng tin về doanh nghiệp của bạn hơn.
  •  “Trăm nghe không bằng một thấy” một khi khách hàng đã tin tưởng đến mua hàng thì họ cũng đã có được một sự tin tưởng nhất định đối với chất lượng sản phẩm và với những dịch vụ của công ty. Chính vì vậy, để có thể xây dựng được lòng tin của khách hàng, giới thiệu và có thể hướng dẫn dùng thử để cho mỗi khách hàng có được những cái nhìn trực quan và có những cảm nhận cũng như về sự trải nghiệm thật nhất về sản phẩm mà họ đã chọn lựa, vì thế mà với những niềm tin của mỗi khách hàng vào những sản phẩm đó cũng sẽ được tăng lên gấp bội phần.
Liên hệ chăm sóc khách hàng, tiếp cận khách hàng
Liên hệ chăm sóc khách hàng, tiếp cận khách hàng

3. Cách xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng thông qua các hình thức chăm sóc khách hàng

  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả là cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng một cách thân thiết và một khi điều đó được thiết lập, hãy chắc chắn rằng những khách hàng đó sẽ trung thành với bạn. Lòng trung thành là chìa khóa bởi vì ngay cả khi mọi thứ trở nên tồi tệ, những khách hàng đó vẫn sẽ ở lại. Cần nhiều hơn để có được những khách hàng mới cũng như giữ chân khách hàng thân thiết hiện có. “Khách hàng hạnh phúc” có nghĩa là sự phát triển của khách hàng thông qua các lượt giới thiệu và sự trở lại mua hàng của họ.
  • Trong trường hợp sản phẩm/dịch vụ của bạn đắt tiền, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt có thể loại bỏ điều đó. Ngay cả trong trường hợp đối thủ cạnh tranh của bạn đưa ra mức giá thấp hơn với dịch vụ chăm sóc khách hàng kém, khách hàng sẽ chọn doanh nghiệp của bạn hơn những doanh nghiệp khác.
  • Đối với mỗi nhân viên chăm sóc khách hàng thông qua những địa chỉ email, tin nhắn, hay qua số điện thoại, diễn đàn, trang web đều có thể cung cấp, tư vấn, phản hồi đến những thông tin được một cách nhanh nhất đến với mỗi khách hàng.

4. Trân trọng thời gian của khách hàng

  • Không ai thích phải chờ đợi quá lâu, đặc biệt là trong thời đại số hóa mạnh mẽ về việc cung cấp các giải pháp nhanh chóng và tiên tiến. Vì thế việc để khách hàng chờ đợi hàng giờ là không thể chấp nhận được, với sự hỗ trợ của nhiều kênh liên lạc hiện đại cho phép giải quyết nhanh yêu cầu của khách hàng chỉ trong một lần liên lạc.
  • Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp bạn đang trải qua một mùa cao điểm bán hàng, hãy có một kế hoạch dự phòng để giải quyết tình huống một cách chuyên nghiệp và dẫn dắt khách hàng qua quy trình chờ đợi bằng cách:
    • Giải quyết từng vấn đề một
    • Uớc tính thời gian chờ đợi,
    • Tăng tốc cuộc trò chuyện với những câu trả lời được thiết lập sẵn.
Quan hệ đối tác, quan hệ đối tác toàn diện, quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, đối tác chiến lược, quan hệ hợp tác

5. Cá nhân hóa trong việc chăm sóc khách hàng

  • Làm thế nào để làm cho khách hàng cảm thấy đặc biệt? Hãy cung cấp cho họ những dịch vụ VIP.
  • Sản phẩm chất lượng sẽ không còn là yếu tố duy nhất góp phần mang lại sự hài lòng cao cho khách hàng bởi vì trải nghiệm khách hàng cũng sẽ được đặt lên trên giá cả trong tương lai.
  • Đừng đối xử với khách hàng của bạn như một nhiệm vụ phải hoàn thành vào cuối ngày, hãy xem họ như những người bạn và cung cấp cho họ những dịch vụ được cá nhân hóa:
  • Gọi khách hàng bằng tên riêng. Một nghiên cứu đã chỉ ra não bộ con người được tăng cường hoạt động khi khách hàng nghe tên của họ. Điều này có nghĩa, việc xưng hô với khách hàng bằng tên riêng sẽ mang đến không khí gần gũi và khiến khách cảm thấy được trân trọng.
  • Nắm rõ lịch sử giao dịch. Cho dù họ là khách hàng mới hay khách hàng cũ, việc theo dõi lịch sử giao dịch và đưa ra những gợi ý phù hợp là một việc nên làm.
  • Đối với khách hàng cũ phải thấu hiểu cá tính, sở thích và sẵn sàng đáp ứng được những yêu cầu phù hợp với từng mỗi tính cách của từng khách hàng.Theo như thống kê đã cho thấy, mỗi tổ chức theo đuổi những kiểu chiến lược này sẽ có doanh thu vượt trội hơn so với những công ty còn lại.

6. Hãy giữ thái độ tích cực trong suốt quá trình

  • Dịch vụ khách hàng không phải là một phòng ban. Nó là thái độ của người nhân viên.
  • Nhưng, bạn nên luôn nhớ rằng dịch vụ khách hàng xoay quanh việc giúp mọi người và hiệu suất của bạn không nên được quyết định bởi tâm trạng của một người nào đó. Thay vào đó, hãy thiết lập trạng thái tinh thần cân bằng và tích cực bằng cách làm theo hai bước đơn giản sau:
    • Sử dụng những ngôn ngữ tích cực. Sử dụng các từ khẳng định (ví dụ: xuất sắc, chắc chắn, chính xác) và các tuyên bố đồng cảm (ví dụ: Chúng tôi sẽ kiểm tra) để tạo ra một môi trường tích cực cho chính bạn và khách hàng.
    • Hãy mỉm cười. Khoa học đã chứng minh rằng việc mỉm cười giải phóng endorphin cho cơ thể khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc và đủ động lực để cung cấp một dịch vụ tuyệt vời cho tất cả các loại khách hàng.
phản hồi của khách hàng, nhận xét bình luận của khách hàng
phản hồi của khách hàng, nhận xét bình luận của khách hàng

7. Thực hiện đúng mong đợi của khách hàng

  • Có thể không có gì tồi tệ hơn việc không thực hiện trả lời với khách hàng đang cố gắng tìm kiếm sự giúp đỡ, giải quyết vấn đề hoặc tìm hiểu thêm về sản phẩm của bạn. Điều cần làm ở đây là phải trả lời nhanh chóng mọi thắc mắc, ngay cả khi khách hàng chỉ nói rằng họ đang xem xét sản phẩm và sẽ liên lạc lại. Sự phản hồi sẽ khiến họ không cảm thấy bị bỏ qua.
  • Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu một nhân viên dịch vụ khách hàng hứa với bạn sẽ gọi lại cho bạn với một giải pháp trong vòng ba mươi phút tới nhưng thực tế họ không gọi cho bạn. Chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy bị lừa dối, thất vọng.
  • Đây là lý do tại sao bạn không nên hứa hẹn những thứ bạn không chắc có thể làm được. Thay vào đó, hãy đặt ra những kỳ vọng rõ ràng và hợp lý sẽ được giải quyết trong suốt cuộc trò chuyện và sẽ chứng minh uy tín của bạn. Bằng cách này, bạn sẽ tránh đánh mất lòng tin của khách hàng.
Quản lý khách hàng, khách hàng thân thiết,
Quản lý khách hàng, khách hàng thân thiết,

8. Thể hiện sự trân trọng của bạn với khách hàng bằng cách giới thiệu cho họ chương trình khách hàng thân thiết

  • Bạn có biết rằng khách hàng cũ chi tiêu nhiều hơn 67% so với khách hàng mới? Điều này có nghĩa, việc nhắm mục tiêu khách hàng với các chương trình đặc biệt có thể đóng vai trò là động lực để họ quay lại cửa hàng và khuyến khích mua lại sản phẩm.
  • Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm ý tưởng mới để mang lại lợi ích cho khách hàng và giữ họ gần bên bạn, hãy thử giới thiệu một trong những chương trình khách hàng thân thiết và cung cấp một loại tương tác khác như:
    • Phiếu quà tặng,
    • Phiếu quà tặng sinh nhật,
    • Chương trình tích điểm,
    • Chương trình chơi trò chơi đổi thưởng,
    • Chương trình tặng quà theo hạn mức,…
  • Chương trình khách hàng thân thiết luôn hướng đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, mang đến những giá trị cốt lõi tới từng thành viên. Khi trở thành khách hàng thân thiết, khách hàng sẽ nhận được những đặc quyền riêng dựa trên hạng thành viên của họ. Điều này giúp họ cảm nhận rằng họ là khách hàng được đối xử đặc biệt và quan trọng đối với doanh nghiệp.
  • Thông qua chương trình khách hàng thân thiết, họ sẽ trở thành những vị khách đầu tiên trải nghiệm sản phẩm mới. Thành viên sẽ là người có thông tin về chương trình khuyến mãi sớm nhất, hay tận hưởng những ưu đãi cực hấp dẫn chỉ dành cho thành viên.
  • Đây là một trong những cách phổ biến nhất để cho khách hàng của bạn thấy rõ bạn thực sự đang xây dựng mối quan hệ mật thiết với khách hàng.
khiếu nại của khách hàng, phản hồi của khách hàng, bình luận của khách hàng
khiếu nại của khách hàng, phản hồi của khách hàng, bình luận của khách hàng

9. Giải quyết tốt những phản hồi tiêu cực

  • Chúng ta đều đã biết tầm quan trọng của trải nghiệm khách hàng vậy tại sao chúng ta không tập trung vào việc cải thiện những phản hồi tiêu cực?
  • Nếu bạn nghĩ rằng việc nhận được những bình luận tiêu cực sẽ làm mất danh tiếng của công ty bạn, thì có lẽ bạn đã sai.
  • Hãy giữ cho mình tư tưởng những phản hồi tiêu cực của khách hàng chính là những cái nhìn sâu sắc có giá trị góp phần cải thiện hệ thống quản lý công ty. Thu thập thông tin phản hồi, thừa nhận sai lầm của bạn và biến thất bại thành thành công.
Liên hệ chăm sóc khách hàng, tiếp cận khách hàng
Liên hệ chăm sóc khách hàng, tiếp cận khách hàng

10. Luôn mong đợi được liên lạc với khách hàng

  • Nếu bạn muốn giữ liên lạc với khách hàng, đừng ngồi đợi họ. Đó là trách nhiệm của bạn với tư cách là chủ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm liên lạc thường xuyên với khách hàng – trước, trong và sau quá trình bán hàng.
  • Dưới đây là một số ý tưởng về cách chăm sóc khách hàng tốt hơn và củng cố mối quan hệ khách hàng:
    • Gửi những email được cá nhân hóa,
    • Gửi newsletters,
    • Gửi những món quà nhỏ,
    • Mới họ theo dõi trang blog công ty,
    • Chia sẻ những câu chuyện của họ trên social media.
phản hồi của khách hàng, nhận xét bình luận của khách hàng
phản hồi của khách hàng, nhận xét bình luận của khách hàng

11. Tìm hiểu ý kiến của khách hàng về sản phẩm

  • Bạn có thể ngạc nhiên về những gì bạn tìm hiểu về khách hàng và nhu cầu của họ khi bạn hỏi họ nghĩ gì về doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ của bạn. Bạn có thể sử dụng khảo sát khách hàng, biểu mẫu phản hồi và bảng câu hỏi, nhưng bạn cũng có thể biến nó thành một thông lệ phổ biến để yêu cầu khách hàng trực tiếp phản hồi khi họ hoàn thành đơn đặt hàng.

12. Sử dụng phản hồi bạn nhận được

  • Thật vô ích khi bạn thu thập những phản hồi nhưng lại bỏ qua nó. Hãy cố gắng tìm ra những giải pháp hữu ích để khắc phục những thiếu sót trong dịch vụ mà khách hàng gửi đến bạn. Đừng quên dành thời gian để thường xuyên xem xét phản hồi, xác định các lĩnh vực để cải thiện và thực hiện các thay đổi cụ thể trong doanh nghiệp của bạn.
lắng nghe khách hàng, sự hài lòng của khách hàng
lắng nghe khách hàng, sự hài lòng của khách hàng

13. Đào tạo nhân viên của bạn

  • Nhân viên chính là những người đại diện cho thương hiệu của bạn để phục vụ khách hàng. Khách hàng sẽ đánh giá sự chuyên nghiệp dựa trên chính những trải nghiệm mà họ đã trải qua với nhân viên của bạn. Do đó, điều quan trọng cần làm là đào tạo nhân viên biết cách nói chuyện, tương tác và hỗ trợ khách hàng như thế nào.

Lắng nghe

  • Lắng nghe là một trong những bí mật đơn giản nhất của dịch vụ khách hàng. Nó có nghĩa là nghe những gì khách hàng đang trực tiếp nói với bạn, cũng như những gì họ đang truyền tải nhưng không bằng lời nói. Theo dõi các dấu hiệu nhỏ nhất cho thấy họ không hài lòng và lắng nghe những ý kiến của họ sẽ khiến dịch vụ của bạn hoàn hảo hơn.

Nói lời cảm ơn

  • Lòng biết ơn là một cách duy trì mối quan hệ với khách hàng hiệu quả. Nó có thể nhắc nhở khách hàng của bạn rằng tại sao họ lựa chọn sản phẩm và dịch vụ của bạn. Bất kể loại hình nào mà bạn đang kinh doanh, nói lời cảm ơn sau mỗi giao dịch là một trong những cách dễ nhất để bắt đầu thói quen phục vụ khách hàng tốt.
Phần mềm quản lý nhà thuốc, quản lý nhà thuốc, phần mềm quản lý bán hàng, quản lý bán hàng, hệ thống bán hàng

14. Sử dụng công cụ quản lý quan hệ khách hàng CRM

  • CRM là một công cụ quản lý mối quan hệ khách hàng cực kỳ hiệu quả sẽ giúp ghi lại được các sở thích của mỗi khách hàng, về những cách chi tiêu của họ và với những thông tin cá nhân : độ tuổi, giới tính, hay về những vị trí sinh sống… Phần mềm này cũng sẽ cho phép bạn xây dựng mối quan hệ với khách hàng lên những hồ sơ rất chi tiết về thị hiếu, nhu cầu và về những thói quen mua hàng của họ.
  • Hệ thống CRM có thể nâng cao thêm được những lợi ích cho mỗi doanh nghiệp của bạn bằng cách sẽ giúp bạn tập trung, tối ưu hóa được các giao tiếp thông qua những tính năng như:
    • Quản lý tương tác
    • Báo cáo về giao dịch bán hàng
    • Bảng điều khiển
    • Báo giá
    • Xuất hóa đơn
    • Email marketing
    • Các cuộc gọi đến của khách hàng
    • Các ứng dụng tích hợp
tiếp thị truyền thông xã hội, mạng xã hội, tiếp thị qua mạng xã hội, social media marketing,
tiếp thị truyền thông xã hội, mạng xã hội, tiếp thị qua mạng xã hội, social media marketing,

15. Xây dựng hệ thống kết nối đa kênh

  • Với sự phát triển của công nghệ, về số lượng của những kênh giao tiếp cũng như tăng theo về cấp số nhân. Các quản lý quan hệ khách hàng doanh nghiệp hiện tại nên có được một hệ thống đa kênh để có thể giao tiếp được với khách hàng, bao gồm có cả ngoại tuyến và có trực tuyến (offline và online).
khiếu nại của khách hàng, phản hồi của khách hàng, bình luận của khách hàng
khiếu nại của khách hàng, phản hồi của khách hàng, bình luận của khách hàng

III. Cần làm gì với những khách hàng khó tính mà vẫn duy trì được mối quan hệ tốt đẹp?

Lắng nghe

  • Đầu tiên và quan trọng nhất – lắng nghe. Đừng cố gắng nói chuyện với khách hàng hoặc tranh luận với họ. Hãy để khách hàng có tiếng nói của họ, ngay cả khi bạn biết họ sẽ nói gì tiếp theo và ngay cả khi họ có thể không có tất cả thông tin hoặc bị nhầm lẫn về sản phẩm của bạn. Khi bạn lắng nghe, hãy tận dụng cơ hội để xây dựng mối quan hệ với khách hàng.

Đồng cảm

  • Cách duy trì mối quan hệ với khách hàng hiệu quả nhất là thông qua sự đồng cảm. Đặt mình vào vị trí của khách hàng. Tìm hiểu rõ về nguồn gốc của sự không hài lòng và cho thấy rằng bạn hiểu vị trí và tình huống của họ. Nếu bạn có thể xác định với vấn đề của khách hàng, điều đó sẽ giúp họ bình tĩnh lại. Nếu bạn “gật đầu” bằng lời nói trong suốt cuộc gọi, khách hàng sẽ cảm thấy hiểu rõ hơn.

Thái độ tích cực

  • Nếu khách hàng trở nên to tiếng hơn, hãy bắt đầu nói chậm hơn và với giọng điệu thấp hơn. Thái độ bình tĩnh của bạn sẽ giúp họ ổn định. Khi bạn tiếp cận tình huống với một tâm trí bình tĩnh, sáng suốt, không bị ảnh hưởng bởi giọng điệu hay âm lượng của khách hàng, sự tức giận thường sẽ tan biến.
  • Không bao giờ tức giận hoặc buồn bã. Nếu khách hàng chửi thề hoặc xúc phạm bạn bằng lời nói, hãy hít một hơi thật sâu và tiếp tục như thể bạn không nghe thấy họ. Đáp trả lại bằng những lời nói tương tự như vậy sẽ không giải quyết được bất cứ điều gì, và nó thường sẽ khiến tình huống càng trở nên tiêu cực. Thay vào đó, hãy nhẹ nhàng hướng dẫn cuộc trò chuyện trở lại vấn đề, nhắc nhở khách hàng rằng bạn đang ở đó để giúp đỡ họ và giải quyết khó khăn họ gặp phải.

Sự phản hồi

  • Vào cuối cuộc trò chuyện, hãy cho khách hàng biết chính xác những gì bạn có thể đáp ứng với mong đợi của khách hàng và chắc chắn thực hiện được lời hứa của bạn.
  • Những cách duy trì mối quan hệ với khách hàng trên đây sẽ khiến bạn trở nên đáng nhớ hơn trong mắt khách hàng. Trong một thị trường vô cùng đông đúc như hiện nay, chính việc duy trì mối quan hệ với khách hàng sẽ khiến bạn trở nên khác biệt.
Kols, key-opinions-leaders, kol marketing; opinion leader, influencer, người tư vấn chính, nhân vật có sức ảnh hưởng lớn trên cộng đồng mạng

IV. Tầm quan trọng của việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng

1. Cách xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng – Tiết kiệm chi phí & Gia tăng lợi nhuận

  • Trên thực tế, theo như một nghiên cứu của công ty tư vấn Bain & Company, chỉ cần tỷ lệ giữ chân khách hàng thêm 5% thì có thể thúc đẩy được những lợi nhuận để có thể tăng trưởng lên tới 25%.
  • Thật đáng ngạc nhiên đúng không, bởi như theo trung bình, những khách hàng họ sẽ quay lại với công ty khi đang có xu hướng tiêu nhiều tiền hơn tới 67% so với những khách hàng mới, đó là khi chưa kể đến những chi phí để có thể thu hút đến những thị trường mới hơn có thể cao hơn từ 5 đến 25 lần so với những việc để duy trì đến khách hàng hiện tại.

2. Cách xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng – Nâng cao vị thế của thương hiệu.

  • Có thể bạn chưa biết, nhưng với sự thành công của những ông lớn ở trên thế giới như Amazon, Apple, Zara hay BMW đang có một phần đóng góp không nhỏ đến từ những nỗ lực không ngừng nghỉ của họ khi dành nhiều thời gian để xây dựng mối quan hệ với khách hàng.
  • Đúng vậy, với quan hệ khách hàng khi đã vượt lên trên giới hạn của việc giao tiếp đơn thuần, nó đã trở thành một bản sắc của thương hiệu, sẽ giúp cho sản phẩm được đi sâu vào trong mỗi tiềm thức của khách hàng.

3. Cách xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng – Gia tăng số lượng khách hàng trung thành

  • Nếu như bạn muốn xây dựng một đế chế thì bạn đừng bao giờ bỏ sót việc xây dựng cộng đồng, và mỗi khách hàng trung thành chính là những tế bào của chính cộng đồng đó. Bạn càng xây dựng được mối quan hệ với khách hàng tốt đến mức những đối thủ cạnh tranh sẽ càng khó “quyến rũ” họ xa rời được những sản phẩm của bạn, đồng thời nó sẽ còn tạo ra được một sức mạnh vô hình sẽ luôn thúc đẩy cho mỗi khách hàng ghé thăm cửa hàng thường xuyên hơn.
Quan hệ đối tác, quan hệ đối tác toàn diện, quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, đối tác chiến lược, quan hệ hợp tác

V. Kết luận

Những cách xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng chính là một quy trình làm việc đầy gian nan, đầy khó khăn trong những sự kết hợp làm việc giữa rất nhiều những bộ phận với nhau để có thể làm sao xây dựng tạo nên được những sự gắn kết ngay giữa sản phẩm, dịch vụ cùng với với khách hàng mà với mục đích cuối cùng đó sẽ là sự góp phần thúc đẩy sự phát triển trong những hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp đó. Thông qua bài viết này, PharmacyGPP hy vọng bạn sẽ có thêm những thông tin, kiến thức để có thể áp dụng vào những công việc thực tế được một cách hiệu quả nhất.

Chia sẻ với chúng tôi suy nghĩ của bạn trong phần bình luận bên dưới.

PharmacyGPPPhần mềm quản lý bán hàng và chăm sóc khách hàng hiệu quả

Các chức năng mạnh mẽ - Dễ sử dụng

MIỄN PHÍ hoàn toàn

Download now
5/5 - (1 đánh giá)

Contents

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *