Những cách giới thiệu sản phẩm HAY NHẤT mà bạn cần biết!

Trên thị trường rộng lớn, hội tụ vô số các sản phẩm / dịch vụ đến từ nhiều thương hiệu khác nhau. Làm sao giới thiệu sản phẩm / dịch vụ cho khách hàng biết đến không phải là việc đơn giản. Vì vậy, để thu hút khách hàng và mong muốn khách hàng sẵn sàng “bỏ tiền túi” sử dụng dịch vụ / sản phẩm, doanh nghiệp cần phải chọn lọc để tìm ra những cách chào mời giới thiệu sản phẩm ấn tượng, hấp dẫn nhưng cũng phải phù hợp và đem lại sự hài lòng cho khách hàng. Trong bài viết này, PharmacyGPP sẽ hướng dẫn những cách giới thiệu sản phẩm hay nhất mà bạn có thể áp dụng để gặt hái thành công trong tương lai.

Trang chủ » Blog » Những cách giới thiệu sản phẩm HAY NHẤT mà bạn cần biết!
Giới thiệu sản phẩm, dùng thử sản phẩm, quản lý sản phẩm

15 cách giới thiệu sản phẩm HAY NHẤT

Tuy nhiên, việc đầu tiên trước khi giới thiệu sản phẩm với khách hàng, bạn cần đảm bảo sản phẩm của mình được hoàn thiện và tối ưu nhất. Đối với một sản phẩm, chất lượng là yếu tố ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, bên cạnh chất lượng, bạn cần bổ trợ thêm các giải pháp cụ thể để tạo ra một sản phẩm thật sự ấn tượng.

1. Giới thiệu Lợi ích chứ không phải Tính năng

  • Khi giới thiệu sản phẩm, một sai lầm mà các doanh nghiệp hay mắc phải là tập trung vào tính năng của sản phẩm mà không “đào sâu” phần lợi ích. Thực tế, khi khách hàng mua sản phẩm của bạn là mua lợi ích và giá trị mà sản phẩm đó mang lại cho họ. Thế nên, bạn soạn kịch bản dựa trên các tính năng và công dụng như là “đòn bẩy” để làm nổi bật giá trị và lợi ích của sản phẩm mà nó sẽ mang lại khi khách hàng sử dụng.
  • Một sản phẩm dưỡng tóc, giúp tóc khỏe hơn, bóng hơn. Nhưng không nên giới thiệu với khách hàng tính năng đó. Bạn nên nói là sản phẩm giúp bạn có mái tóc đẹp, bồng bềnh, thu hút mọi ánh nhìn của người khác. Đó mới chính là điều bạn cần quan tâm.
Giới thiệu sản phẩm, dùng thử sản phẩm, quản lý sản phẩm

2. Giới thiệu sản phẩm cho khách hàng tiềm năng

  • Trước khi giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp phải xác định đúng khách hàng tiềm năng của mình. Họ là những người có nhu cầu và đủ khả năng mua sản phẩm mà doanh nghiệp bạn cung cấp. Bước này giúp doanh nghiệp thoát khỏi sự mơ hồ, mông lung không biết khách hàng của mình là ai.
  • Nếu không chọn đúng phân khúc khách hàng, doanh nghiệp sẽ tốn tiền “oan” cho các chiến lược tiếp cận sai loại khách hàng. Vì vậy, bước đầu tiên doanh nghiệp cần làm là khoanh vùng đối tượng khách hàng và tập trung giới thiệu sản phẩm đến họ. Ví dụ như không nên bán máy ảnh cho người không biết chụp ảnh. Hãy bán cho người đam mê chụp ảnh, nhiếp ảnh gia. Hãy nói với họ về lợi ích vượt trội mà máy này đem lại cho họ.

Những câu hỏi cần trả lời trong việc xác định đúng khách hàng tiềm năng

    • Người dùng sản phẩm là ai? Nhu cầu của họ là gì?
    • Lợi ích mà sản phẩm mang lại cho người dùng là gì?
    • Điểm mạnh và điểm yếu so với sản phẩm cùng loại khác?
tìm kiếm khách hàng tiềm năng, chấm điểm khách hàng tiềm năng, quản lý khách hàng

3. Đặt câu hỏi tương tác với khách hàng

  • Để quá trình giới thiệu sản phẩm không trở nên nhàm chán, bạn có thể tạo không khí vui vẻ với khách hàng. Việc liên tục “thuyết trình” về sản phẩm dễ khiến khách hàng cảm thấy khó chịu, vì họ nghĩ rằng mình đang bị ép phải mua hàng.
  • Vì vậy, bạn hãy biến việc giới thiệu sản phẩm khô khan thành cuộc trò chuyện vui vẻ, thoải mái. Bạn có thể đặt ra một vài câu hỏi mở đan xen với việc tư vấn để tăng tương tác với khách hàng. Điều này sẽ khiến khách hàng cảm thấy dễ chịu và xem khách hàng có hứng thú với những câu hỏi của bạn không?
  • Nếu khách hàng quan tâm, bạn sẽ giới thiệu tiếp về các lợi ích khác của sản phẩm và giá cả, chương trình khuyến mại…
  • Nếu họ không hứng thú với những câu hỏi của bạn, có 2 trường hợp xảy ra: Câu hỏi của bạn không đủ sức thu hút khách hàng hoặc khách hàng không hứng thú với sản phẩm của bạn.
Liên hệ chăm sóc khách hàng, tiếp cận khách hàng

4. Chuẩn bị nội dung trước khi gặp khách hàng

  • Trước khi gặp khách hàng, bạn nên soạn thảo nội dung trước khi gặp họ. Việc bạn chuẩn bị kịch bản giới thiệu, bạn sẽ tự tin hơn khi gặp khách hàng. Khách hàng đánh giá bạn chuyên nghiệp hơn.
  • Đây là bước cần thiết giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp với khách hàng. Không những thế, việc chuẩn bị trước kịch bản giới thiệu sản phẩm, bạn sẽ hạn chế tình trạng tư vấn thiếu thông tin cũng như chưa hiểu rõ về sản phẩm và có thể tự tin giới thiệu sản phẩm một cách đầy đủ nhất đến khách hàng. Điều này giúp bạn trở nên chuyên nghiệp, uy tín và được khách hàng đánh giá cao.
Liên hệ chăm sóc khách hàng, tiếp cận khách hàng

5. Đảm bảo 100%

  • Thông thường, các sản phẩm cung cấp cho khách hàng chính sách đổi trả hàng trong một khoảng thời gian nhất định, đây cũng là một cách để khách hàng cảm thấy an tâm khi mua và sử dụng sản phẩm của bạn.
  • Tuy nhiên, để thực sự tạo dựng niềm tin và khiến khách hàng cảm thấy an toàn hơn khi quyết định mua sản phẩm của bạn, thì sự đảm bảo chắc chắn 100% có thể tạo ra kết quả tốt hơn. Thay vì đưa ra chính sách bảo hành “đổi trả trong vòng 30 ngày”, bạn nói với khách hàng “ đảm bảo 100% hài lòng, không hài lòng không lấy tiền”. Điều này có ý nghĩa là đảm bảo bạn có trách nhiệm với khách hàng, với sản phẩm mà bạn tạo ra.
Thu hút khách hàng, Quản lý khách hàng, liên hệ chăm sóc khách hàng

6. Tên sản phẩm dễ nhớ, dễ đọc và ấn tượng

  • Đây là bước đi thiết yếu đầu tiên. Tên gọi là nhân tố đầu tiên giúp khách hàng nhớ đến sản phẩm của bạn. Vì vậy, đặt một cái tên thú vị, độc đáo sẽ gây ấn tượng sâu sắc, nó có thể in sâu vào tâm trí khách hàng. Nếu tên sản phẩm của bạn dễ nhớ, dễ phát âm, khách hàng sẽ nhớ đến nó nhiều hơn. Marketing truyền miệng có sức ảnh hưởng vô cùng lớn.
  • Có những cái tên nội bộ hiếm khi thích hợp với các khách hàng bên ngoài, khó có thể đẩy mạnh nỗ lực marketing.
  • Mỗi khi ra một sản phẩm mới, doanh nghiệp cần lưu ý điều này. Khi đặt tên, bạn không cần chọn cái tên quá dài hay cầu kỳ phức tạp. Hãy chọn một cái tên thật vần, ngắn gọn để khách hàng có thể dễ dàng nhớ đến. Bạn có thể học hỏi từ các thương hiệu lớn trên thế giới về cách đặt tên, như: Coca Cola, Pepsi, Adidas, Amazon,…
Giới thiệu sản phẩm, dùng thử sản phẩm, quản lý sản phẩm

7. Thiết kế hình bao bì đẹp, rõ ràng, sắc nét

  • Một trong những cách giới thiệu sản phẩm hiệu quả chính là thiết kế bao bì với hình ảnh đẹp rõ nét và bắt mắt nhất. Những thông tin in trên mẫu bao bì cần ngắn gọn, đầy đủ thông tin, dễ hiểu chỉ cần đọc qua cũng có thể nhớ được những lợi ích mà sản phẩm mang lại.
  • Đầu tư vào thẩm mỹ là cách đầu tư nhanh nhất để tiếp cận người dùng, chất lượng quan trọng nhưng mẫu mã cũng quan trọng không hề kém.
Giới thiệu sản phẩm, dùng thử sản phẩm, quản lý sản phẩm

8. Ngắn gọn và Chính xác – miêu tả sản phẩm

  • Nếu bạn chỉ có 1 phút để nói chuyện với khách hàng, bạn sẽ nói gì?
  • Chắc chắn là nói về sản phẩm của mình. Tuy nhiên, bạn không nên nói quá nhiều sản phẩm, chỉ nên nói 1 câu về sản phẩm là đủ. Sau đó hỏi thêm về khách hàng.
  • Câu nói về sản phẩm giúp khách hàng hiểu ngay bạn đang giới thiệu sản phẩm gì. Bạn cần xác định danh từ, viết những miêu tả cụ thể trong một câu, thu gọn câu chữ lại    Lưu ý: việc này không hề dễ dàng.

9. Hình ảnh – video sản phẩm đẹp và sắc nét

  • Trong quá trình quảng bá sản phẩm, tính thẩm mỹ được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm và chú trọng. Đặc biệt, trong bối cảnh công nghệ, xu hướng nghe – nhìn ngày càng khắt khe. Khách hàng có thể lướt qua nếu bài viết của bạn chỉ toàn chữ mà không có hình ảnh hoặc video minh họa.
  • Để thu hút sự quan tâm của khách hàng, doanh nghiệp cần đầu tư về mặt hình ảnh và video để giới thiệu sản phẩm. Hệ thống hình ảnh cho sản phẩm như màu sắc, hình tượng, ngôn ngữ, bố cục trình bày. Ngôn ngữ trên logo hình ảnh hay biểu tượng, hình minh họa cũng thật ý nghĩa. Video sinh động không chỉ giúp truyền tải thông điệp tốt hơn mà còn tạo thiện cảm về sản phẩm trong mắt khách hàng.
  • Nếu sản phẩm của bạn là mở rộng của một dòng sản phẩm hiện tại. Hãy đảm bảo tất cả các dữ liệu, hình ảnh liên quan đến sản phẩm phải thống nhất, đồng bộ. Nếu bạn chưa có một hệ thống hình ảnh, bạn nên xây dựng ngay hôm nay. Điều này giúp cho khách hàng dễ dàng nhận diện ra thương hiệu của bạn. Đó là việc đặc biệt quan trọng trong quá trình tung ra sản phẩm mới.
Giới thiệu sản phẩm, dùng thử sản phẩm, quản lý sản phẩm
Giới thiệu sản phẩm, dùng thử sản phẩm, quản lý sản phẩm

10. Sáng tạo

  • Nếu cách giới thiệu sản phẩm của bạn không có sự sáng tạo mới mẻ, khách hàng sẽ cảm thấy nhàm chán. Khi khách hàng bạn rơi vào tình trạng đó, họ sẽ không muốn nghe bạn nói bất kỳ điều gì. Đặc biệt là khi khách hàng đang trong trạng thái chán nản, bất cứ lời nào bạn nói ra cũng khiến họ cảm thấy khó chịu.
  • Sáng tạo là điều không thể thiếu trong bất kỳ trường hợp nào. Đặc biệt trong quá trình tung sản phẩm mới ra thị trường, khác biệt trong sáng tạo là vô cùng quan trọng.
  • Vì vậy, hãy cập nhật những trào lưu, xu hướng mới nổi trong cách giới thiệu sản phẩm để có thể áp dụng hài hòa vào phần giới thiệu sản phẩm với những thay đổi của thị trường và xã hội, đồng thời mang đến những làn sóng mới cho thị trường quảng cáo và tiếp thị sản phẩm.
  • Chẳng hạn, video giới thiệu sản phẩm của Điện Máy Xanh kết hợp với màu đồng phục đặc trưng là xanh dương và các ca khúc viral nhắc đến tên thương hiệu khi ra mắt đã nhanh chóng thu hút sự chú ý. Tên trên các trang mạng xã hội và phương tiện truyền thông. Đây là cách giới thiệu sản phẩm rất thu hút.
thương mại điện tử, ecommerce, trang web, blog, website, omni channel, omnichannel

11. Sử dụng nhiều kênh truyền thông

  • Để sản phẩm của bạn tiếp cận với nhiều khách hàng thì bạn phải sử dụng nhiều kênh truyền thông.
  • Tùy theo từng đối tượng khách hàng mục tiêu, bạn nên lựa chọn các kênh truyền thông khác nhau. Khách hàng tiềm năng của bạn có thể trên mạng xã hội, trên các trang web,….
  • Trong thời đại số, truyền thông trên các mạng xã hội ngày càng “lên ngôi” và trở thành phương tiện truyền thông cực kỳ phổ biến. Bên cạnh đó, mạng xã hội được xem là “mảnh đất màu mỡ” với tốc độ lan tỏa rất lớn. Vì vậy, bạn có thể tận dụng không gian trực tuyến để giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu đến người dùng.
  • Đối với sản phẩm, việc phủ rộng thông tin về nó là vô cùng lớn. Ngoài ra, bạn có thể chạy quảng cáo trên các kênh truyền hình, các mạng xã hội, các tạp chí tin tức nơi tập trung nhiều khách hàng.
Hoạt động xã hội, đóng góp cho sự phát triển xã hội

12. Gắn kết với thông điệp truyền thông

  • Sản phẩm của bạn sẽ trở nên vô nghĩa nếu không mang giá trị hoặc bất kỳ ý nghĩa nào. Vì vậy, hãy gắn kết sản phẩm của mình với một thông điệp ý nghĩa để tăng sự đồng cảm của khách hàng. Ví dụ, doanh nghiệp bạn sản xuất ly giấy, ống hút gạo. Thông điệp bạn cần truyền tải sẽ mang giá trị về môi trường hay cuộc sống xanh.
  • Mỗi sản phẩm chỉ nên gắn với một thông điệp nhất định. Và điều này sẽ trở thành dấu ấn của sản phẩm bạn trong mắt khách hàng. Đừng tham lam mà “dồn” quá nhiều thông điệp vào một sản phẩm. Điều này vô tình tạo ra phản ứng ngược, khiến khách hàng cảm thấy khó chịu và thiếu sự tin tưởng.
Kols, key-opinions-leaders, kol marketing; opinion leader, influencer, người tư vấn chính, nhân vật có sức ảnh hưởng lớn trên cộng đồng mạng

13. Hợp tác với KOLs

  • KOL (Key Opinion Leader) dùng để chỉ những người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng nhất định ở một lĩnh vực nào đó. Vài năm trở lại đây cụm từ KOL ngày càng phổ biến được nhiều người quan tâm theo dõi. Các doanh nghiệp có thể hợp tác với họ để họ quảng bá sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng tiềm năng.
  • “Làn sóng” KOL ngày càng lớn mạnh khi mạng xã hội TikTok trở nên phổ biến. Vì vậy, để tạo hiệu ứng và lan tỏa sản phẩm mới, nhiều doanh nghiệp đã hợp tác cùng các KOL. Họ có thể đăng bài quảng cáo, làm video review, livestream,… để thu hút khách hàng. Đây được xem là phương án hữu hiệu nhất trong thời điểm này để doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, hình thức quảng bá này lại tốn rất nhiều chi phí.
thu hút nhân tài, tìm kiếm nhân tài, tìm kiếm nhân sự tài năng, quản lý nhân viên

14. Cho khách hàng trải nghiệm thử sản phẩm

  • “Trăm nghe không bằng một thử”. Lời giới thiệu, chào hàng của bạn có ấn tượng và hấp dẫn đến đâu cũng không bằng một lần trải nghiệm thực tế. Vì vậy, để chinh phục khách hàng toàn diện, bạn hãy cho họ dùng thử sản phẩm.
  • Nếu sản phẩm của bạn chất lượng, đúng với lời giới thiệu, khách hàng sẽ không ngần ngại chi tiền và “rước” sản phẩm của bạn về nhà. Ngoài ra, bạn có thể tặng khách hàng voucher hoặc phiếu giảm giá cho lần mua hàng đầu tiên để kích thích nhu cầu mua sắm của họ.
  • Quan trọng hơn nữa thông qua những trải nghiệm trực tiếp của khách hàng bạn sẽ lấy được những thông tin phản hồi trực tiếp từ khách hàng, từ đó rút ra được kinh nghiệm và hoàn thiện sản phẩm mới tốt hơn.
  • Hiện nay chúng ta thấy chiến dịch trải nghiệm thử sản phẩm như một chiến dịch chủ đạo của các công ty sản xuất khi muốn đưa sản phẩm của mình đến gần khách hàng hơn, tiếp cận khách hàng tốt hơn. Các chương trình trải nghiệm sản phẩm được thực hiện kèm theo chương trình bán hàng thì số lượng bán ra sẽ tốt hơn rất nhiều và khách hàng quyết định mua rất nhanh.

15. Cách giới thiệu sản phẩm mới qua tiếp thị trực tiếp

  • Đối với những doanh nghiệp nhỏ sẽ thường áp dụng hình thức giới thiệu sản phẩm mới một cách trực tiếp như: tiếp thị, phát tờ rơi, quảng cáo banner… Trong đó, hình thức ra mắt tại các hội chợ cũng được áp dụng khá phổ biến.
  • Đây cũng cách tiếp cận khách hàng nhanh chóng, hiệu quả nhưng nó lại chỉ mang tính tập trung vào từng nhóm khách hàng cụ thể, tính phổ biến không cao. Nhưng hình thức giới thiệu sản phẩm này lại giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả hơn so với những hình thức khác. Bên cạnh đó, còn giúp tìm được khách hàng tiềm năng dễ dàng hơn.

Trên đây là tập hợp những cách giới thiệu sản phẩm hay nhất để bạn thuyết phục khách hàng hiệu quả. Hy vọng bạn có thể áp dụng được những điều trên để gặt hái thành công trong tương lai.

Chia sẻ với chúng tôi suy nghĩ của bạn trong phần bình luận bên dưới.

PharmacyGPPPhần mềm quản lý bán hàng và chăm sóc khách hàng hiệu quả

Các chức năng mạnh mẽ - Dễ sử dụng

MIỄN PHÍ hoàn toàn

Download now
Đánh giá

Contents

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *